WHO ghi nhận gần 170 bệnh nhi mắc viêm gan bí ẩn

Trước khi bị viêm gan, trẻ có triệu chứng gồm vàng da, tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng

Thượng Hải báo cáo số ca tử vong do COVID-19 cao kỷ lục

Hơn 600 F0 nặng đang điều trị, hướng dẫn mới về khám chữa bệnh hậu COVID-19

Hơn nửa triệu liều vaccine COVID-19 đã tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

Số F0 tử vong thấp nhất 9 tháng qua, có hơn 203 triệu chứng hậu COVID-19

Từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện ở Scotland ngày 31/3 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã ghi nhận ít nhất 169 trẻ mắc viêm gan bí ẩn tại một số quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban Nha, Israel, Mỹ... Một trẻ đã tử vong và 17 trẻ bị nặng đến mức cần ghép gan.

Theo Daily Mail, các chuyên gia virus cảnh báo, đây có thể mới là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi nhiều phụ huynh có thể đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Triệu chứng vàng da và vàng mắt – dấu hiệu đặc trưng ở người mắc bệnh về gan – đã được ghi nhận ở gần một nửa số trẻ mắc bệnh. Số khác có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhưng lại bị nhầm lẫn là ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm norovirus.

Bệnh nhi mắc viêm gan nhỏ nhất là 1 tháng tuổi, lớn nhất là 16 tuổi. Đa số trẻ em mắc bệnh viêm gan bí ẩn trước đó đều khỏe mạnh.

12 quốc gia đã ghi nhận các ca bệnh nhi viêm gan không rõ nguyên nhân - Ảnh: Daily Mail

12 quốc gia đã ghi nhận các ca bệnh nhi viêm gan không rõ nguyên nhân - Ảnh: Daily Mail

Đến nay, các chuyên gia của WHO đã loại trừ các nguyên nhân như du lịch quốc tế hay viêm gan cấp tính do các virus viêm gan A, B, C, D và E. Giả thuyết đây là tác dụng phụ của vaccine COVID-19 cũng không có căn cứ, bởi tất cả các ca bệnh ghi nhận tại Mỹ và Anh chưa được tiêm vaccine. Không có mối liên hệ nào giữa tình trạng viêm gan bí ẩn với paracetamol - hoạt chất có trong thuốc hạ sốt, có thể gây suy gan khi dùng quá liều.

Tuy nhiên, tại ít nhất 74 ca bệnh trên có nhiễm adenovirus type 41 – một virus thường gây các bệnh ở đường hô hấp trên (viêm họng, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ - viêm kết mạc). Có đến 20 ca nhiễm SARS-CoV-2, và 19 trong số đó nhiễm cả 2 virus này.

Bà Meera Chand - Giám đốc phụ trách lâm sàng và các bệnh lây nhiễm mới nổi (thuộc Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh) đặt ra "giả thuyết hàng đầu" là adenovirus đã kết hợp với một yếu tố khác khiến virus này trở nên nguy hiểm hơn. 

Ngoài ra, việc trẻ nhỏ trải qua 2 năm sống trong môi trường hạn chế tiếp xúc để ngừa COVID-19 đã khiến cơ thể các em không tạo được khả năng miễn dịch với adenovirus. Trong thời gian đầu đại dịch, tỷ lệ lưu hành adenovirus trong cộng đồng tại Anh đã giảm xuống, nhưng nay lại tăng lên đáng kể khi các biện pháp phòng dịch được dỡ bỏ. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận tại Hà Lan.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn