Ai không nên ăn măng?

Măng có chứa chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa

7 cách đơn giản phòng ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc sắn: Chết người trong vài phút

Ngộ độc do ăn nấm rừng

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Măng là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị, nhất là trong thời buổi mà người ta nhiều khi quá ham đồ bồi bổ, tinh chế mà bỏ qua các thực phẩm có nhiều chất xơ. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông...

Độc tố trong măng là cyanide. Đây là gỗ axit có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Hàm lượng cyanide trong măng tươi là cao nhất, khoảng 230 mg trong một kg măng củ.

Tuy nhiên, măng cần được sơ chế, ngâm nước để hóa giải các chất có hại cho cơ thể. Đồng thời, người bình thường không nên ăn quá nhiều măng tươi, vì mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại có tính hàn, nhiều chất xơ, ăn nhiều lại khiến đường tiêu hóa “quá tải”.

Những người bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, loét dạ dày và tá tràng nặng, chảy máu dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm ruột mãn tính, lá lách và bệnh nhân bị bệnh dạ dày không nên ăn măng.

Cách chọn măng tươi: Nên chọn củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, không cong, giòn nhưng non; Không có lá vàng, lá nát, măng không héo, bề mặt không có đốm; Vỏ mỏng, chất giòn, nhiều nước; Vị tươi ngon có mùi thơm đặc trưng. Trường hợp măng có màu trắng, vàng bất thường và có mùi hôi thì không nên sử dụng.
Hà Hương H+
  • Tags
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp