Bệnh Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến.
Người cô đơn dễ có nguy cơ sa sút trí tuệ
Mất trí nhớ không đủ để chẩn đoán bệnh Alzheimer
Người chuyên thử nếm rượu vang khó bị bệnh Alzheimer?
Bạn biết gì về Alzheimer khởi phát sớm?
Lầm tưởng 1: Chỉ người già mới bị bệnh Alzheimer
Đa số các trường hợp mắc Alzheimer bắt đầu phát bệnh sau 65 tuổi. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao nguy cơ phát triển bệnh lại tăng cao khi con người già đi. Tuy nhiên, vẫn có 5% trường hợp bệnh Alzheimer khởi phát sớm trong độ tuổi 30.
Người trẻ trong độ tuổi 30 cũng có nguy cơ mắc Alzheimer.
Lầm tưởng 2: Được chẩn đoán bệnh Alzheimer đồng nghĩa với án tử
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể trải qua triệu chứng mất trí nhớ nhẹ, thay đổi trong tính cách, tâm trạng như dễ cáu kỉnh hoặc trở nên trầm cảm. Các triệu chứng sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian, bao gồm cả tình trạng mất năng lực hoạt động thể chất và mất hứng thú với người thân. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể sẽ mất hoàn toàn ý thức với môi trường xung quanh, bị khó thở, viêm phổi. Họ cũng có thể quên ăn hoặc uống, làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, cạn kiệt năng lượng và cần có người chăm sóc.
Người bị Alzheimer được chăm sóc, quan tâm có thể sống lâu hơn sau khi được chẩn đoán.
Đúng là bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị, tuy nhiên hầu hết những người mắc bệnh đều sống thêm từ 5 đến 20 năm sau khi được chẩn đoán.
Lầm tưởng 3: Alzheimer là bệnh di truyền
Các nhà nghiên cứu cho biết di truyền có thể đóng góp một phần vào nguy cơ phát triển bệnh, tuy nhiên các chấn thương tâm lý, tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch mới là các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh Alzheimer.
Yếu tố di truyền chỉ góp một phần nhỏ vào nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Họ cũng chỉ ra rằng lựa chọn lối sống lành mạnh và giữ gìn sức khỏe cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Điều này có nghĩa là kiểm soát cân nặng ổn định, tập thể dục đều đặn có thể giúp bạn giảm cơ hội mắc Alzheimer khi về già.
Lầm tưởng 4: Bị Alzheimer cũng đồng nghĩa với mất hết hy vọng sống
Học cách sống cùng căn bệnh là giải pháp để có thể tiếp tục sống có ý nghĩa. Được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc sớm có thể giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh. Cả người bệnh và người thân trong gia đình nên học cách thay đổi mục tiêu cuộc sống, học cách làm thế nào để giúp đỡ và chấp nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Được sống trong tình yêu thương từ gia đình, người bệnh vẫn có thể tham gia và tận hưởng cuộc sống trong vòng nhiều năm sau khi được chẩn đoán.
Lầm tưởng 5: Cả nam giới và nữ giới đều có khả năng cao phát triển bệnh
Dù chưa giải thích được nhưng phụ nữ có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần so với nam giới. Một số người cho rằng đó là bởi phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới, một số người khác cho rằng lý do là bởi sự suy giảm estrogen ở nữ giới sau mãn kinh,…
Bình luận của bạn