Bạn biết gì về Alzheimer khởi phát sớm?

Có khoảng 5%, tương đương với khoảng 5 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer, khởi phát bệnh sớm.

11 cách ngăn Alzheimer tiến triển mỗi người nên biết

Đã tìm ra sản phẩm bổ não ngừa bệnh Alzheimer hoàn hảo?

Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer: Cần phối hợp bác sỹ và gia đình

6 cách làm giảm căng thẳng cho người Alzheimer

Pat Summitt được chẩn đoán Alzheimer giai đoạn sớm với các dấu hiệu mất trí nhớ 5 năm trước khi qua đời. Chia sẻ về sự ra đi của mẹ mình, Tyler Summitt cho biết: "Từ năm 2011, mẹ tôi đã chiến đấu không khoan nhượng với "đối thủ khó khăn nhất" trong cuộc đời bà, chứng mất trí nhớ, một dấu hiệu sớm của căn bệnh Alzheimer và mẹ tôi đã ra đi trong vòng tay gia đình một cách an lành sau những nỗ lực rất lớn đến chống lại căn bệnh này".
Pat Summitt được chẩn đoán suy giảm trí nhớ - một dạng của căn bệnh Alzheimer, vào năm 2011, khi bà mới 59 tuổi. Các bác sỹ cho biết, đó là thời điểm sớm để chẩn đoán dấu hiệu của căn bệnh này - thường chỉ được phát hiện sau tuổi 65. Theo Hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ, có khoảng 5%, tương đương với khoảng 5 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer, khởi phát bệnh sớm. 
Triệu chứng là gì?
Đối với những bệnh nhân Alzheimer khởi phát sớm, các triệu chứng của họ cũng tương tự như với các bệnh nhân khác. Các triệu chứng sớm bao gồm: Nhớ nhớ quên quên các thông tin mới tiếp nhận hay các ngày quan trọng; Suy giảm trí nhớ, Gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản như thanh toán hóa đơn hay công thức nấu ăn...; Gặp khó khăn trong việc di chuyển... Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng còn nặng nề hơn như: Hạn chế vận động, khó nói, mất trí nhớ, nghi ngờ bạn bè và những người xung quanh, kể cả người thân trong gia đình, hay cáu gắt...
"Tuy nhiên, trong một số trường hợp khởi phát sớm, các dấu hiệu của bệnh có thể khác đôi chút" - Tiến sĩ Thomas Wisniewski, giám đốc Trung tâm cho nhận thức thần kinh học tại Trung tâm y tế NYU Langone, cho biết. "Với một số bệnh nhân, họ có thể gặp các rối loạn chức năng điều hành, có nghĩa là gặp rắc rối với các kỹ năng lý luận và giải quyết vấn đề, ví dụ như với các bài phát biểu chẳng hạn. Họ cũng gặp các rối loạn thị giác, không kiểm soát được ánh mắt...". Cũng theo TS. Wisniewski, đó là những yếu tố giúp các bác sỹ chẩn đoán sớm căn bệnh Alzheimer nhưng cũng dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn với các căn bệnh khác.
Ai có nguy cơ khởi phát sớm bệnh Alzheimer?
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây khởi phát sớm căn bệnh nguy hiểm này, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi phát bệnh.
TS. Wisniewski cho biết: "Các nhà nghiên cứu đã xác định 3 gene đặc biệt - presenilin 1, tiền chất protein amyloid và presenilin 2 (xếp theo thứ tự quan trọng) - có thể có những đột biến có liên quan đến khởi phát sớm bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, sự biến đổi của những gene này chỉ xuất hiện trong khoảng 10% trường hợp khởi phát sớm. Những trường hợp còn lại, chúng ta chưa xác định được rõ nguyên nhân".
Bệnh tiến triển nhanh hơn khi khởi phát sớm?
Đa phần các trường hợp khởi phát sớm bệnh Alzheimer thường tiến triển bệnh nhanh. "Các bệnh lý có xu hướng cực đoan hơn trong khởi phát sớm Alzheimer", TS. Wisniewski cho biết. "Với nhiều trường hợp, bệnh có thể diễn tiến xấu đi một cách nhanh chóng và tùy thuộc vào sự chăm sóc, hỗ trợ cũng như sự nỗ lực của mỗi cá nhân người bệnh có thể kéo dài thời gian phát triển của bệnh.
Chữa trị thế nào?
Hiện nay, bệnh nhân Alzheimer khởi phát sớm có thể lựa chọn một vài phương pháp điều trị thuốc đã được FDA phê chuẩn để giảm các triệu chứng, tuy nhiên, họ sẽ không thể ngăn chặn nó trong thời gian dài.
"Giữ gìn sức khỏe và nâng cao hoạt động tinh thần cũng có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh với cả hai trường hợp sớm và khởi phát muộn", TS. Wisniewski cho biết.
Cũng theo TS. Wisniewski, hiện, các nhà nghiên cứu đang đẩy mạnh nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp điều trị mới dành cho bệnh nhân Alzheimer. Một số nghiên cứu đã được đưa vào thử nghiệm hiệu quả trên người và đang kêu gọi bệnh nhân tình nguyện. 
"Rõ ràng là Alzheimer là một hội chứng, vì vậy nó có một số nguyên nhân khác nhau và điều trị tối ưu có thể phụ thuộc vào  các nguyên nhân cơ bản của bệnh", TS. Wisniewski cho biết, "Sự phối hợp các phương pháp khác nhau để điều trị đang được thực hiện nhằm làm tăng hiệu quả điều trị". 
Theo đó, một trong những hướng điều trị mới mà các chuyên gia y tế hướng tới là sử dụng các sản phẩm thảo dược mà nổi bật là Thạch tùng răng. Với thành phần chính là hoạt chất Huperzine A, thạch tùng răng được cho là có tác dụng tăng cường hoạt lực các chất trung gian dẫn truyền thần kinh, bảo vệ tế bào thần kinh trước các nguy cơ tổn thương, thoái hóa, tăng cường khả năng hoạt huyết nuôi dưỡng tế bào não giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ rất hiệu quả. Thảo dược này được kết hợp với một số thảo dược và hoạt chất sinh học khác trong các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tiến trị căn bệnh Alzheimer.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh