Ăn óc liệu có thật sự chữa được nhiều bệnh?
Podcast: Thật hư chuyện ăn nhiều óc heo tốt cho trí nhớ
Ăn nhiều óc động vật có tốt không?
Podcast: Vì sao nam giới nên hạn chế ăn nội tạng động vật?
Ăn nội tạng động vật, lợi hay hại?
Quan niệm “ăn gì bổ nấy” có còn đúng?
Chẳng biết từ bao giờ, chỉ biết “người xưa” có câu “ăn gì thì bổ nấy”. Ở đây ta có thể hiểu, ăn óc sẽ giúp thông minh, minh mẫn. Chính vì thế, khi phương Tây chọn ăn phần thịt, lườn, thì người Việt lại dành cho người bề trên và trẻ nhỏ đầu gà (chứa óc gà), óc heo, óc bò thậm chí cả óc khỉ tươi.
Một số người lại cho rằng, ăn óc có thể chữa được bệnh đau đầu hiệu quả. Nhưng tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, có người sau khi ăn óc thì các triệu chứng của bệnh lại càng trầm trọng thêm. Khi đi khám, các bác sĩ đều yêu cầu cần chấm dứt ngay việc ăn óc bởi đây chính là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nặng.
Theo ThS. BS Doãn Thị Tường Vi, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng, trong 100gr óc heo chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: Năng lượng chiếm khoảng 123 kcal; Protid 9,0gr; Lipid 9,5gr (trong đó acid béo no 2,08gr; acid béo không no 1 nối đôi 1,66gr; acid béo không no nhiều nối đôi 1,43gr; cholesterol 2195mg ); glucid 0,4gr. Như vậy, óc heo là một loại thực phẩm giàu chất béo nhưng tỉ lệ các chất dinh dưỡng lại không cân đối.
Bên cạnh đó, theo Lương y Cao Thế Hải, Nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, tuỳ tiện ăn óc heo để chữa bệnh hoặc để bổ sung trí não là hoàn toàn sai lầm. Bởi óc động vật cũng như tất cả các thực phẩm khác sau khi qua hệ thống tiêu hoá đều được biến đổi thành các thành phần dinh dưỡng nhỏ nhất để hấp thu rồi mới được cơ thể sử dụng theo nhu cầu. Việc ăn uống không phải chỉ là “ăn gì bổ nấy”, mà còn là sự cân bằng về Dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Lương y Hải cũng nhấn mạnh, ăn óc cũng là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy viêm tuỵ, viêm túi mật cấp và ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, nhiễm mỡ nội tạng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Nguy cơ nhiễm bệnh Prion khi ăn óc động vật
Theo Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), prion có chứa chủ yếu trong não, mắt và tuỷ sống động vật là những hạt truyền nhiễm đặc biệt, cấu tạo từ protein. Khác biệt với các tác nhân gây bệnh thông thường như virus hay vi khuẩn, prion không chứa vật chất di truyền (acid nucleic) hoặc nếu có thì rất ít. Đặc biệt, prion có thể tự nhân đôi và di truyền từ mô này sang mô khác. Khi cấu trúc không gian của prion bị thay đổi, chúng có thể gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh nghiêm trọng như bệnh bò điên, bệnh Creutzfeldt-Jakob, bệnh xốp não (gây tê liệt thần kinh), sa sút trí tuệ, Alzheimer… ở người.
Theo các chuyên gia, phần lớn các nghiên cứu đề cho biết prion có thể sống khoẻ ở ngưỡng nhiệt độ lên tới 121 độ C nên kể cả khi đã nấu chín, chúng vẫn xâm nhập vào cơ thể con người và gây bệnh. Hiện tại, bệnh prion đã lan rộng đến hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc. Mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào, nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn luôn hiện hữu.
Một dẫn chứng cụ thể khác cho thấy tác hại của việc ăn óc động vật không thể không nhắc tới đó là “Tục lệ ăn thịt người” từng là một phần đáng sợ của văn hóa bộ tộc Fore tại Papua New Guinea. Việc ăn thịt đồng loại, đặc biệt là não, được xem là một nghi thức tôn kính người chết. Chính tục lệ man rợ này đã vô tình tạo điều kiện cho loại protein biến dị - prion - lây lan và gây ra đại dịch bệnh kuru. Trong những năm 1950, bệnh kuru đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người Fore mỗi năm. Các triệu chứng của bệnh bao gồm mất khả năng phối hợp vận động, run rẩy, mất trí nhớ và cuối cùng dẫn đến tử vong. Người dân địa phương khi đó không hề hay biết về nguyên nhân gây bệnh, chỉ biết rằng căn bệnh quái ác này đang dần tàn phá cộng đồng của họ. Phải đến khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu sâu rộng, bí ẩn về bệnh kuru mới được làm sáng tỏ. Prion chính tác nhân gây bệnh, đã xâm nhập vào cơ thể người thông qua việc ăn thịt, não của những người đã nhiễm bệnh. May mắn thay, sau khi chính quyền địa phương cấm tục lệ ăn thịt người, dịch bệnh kuru mới dần lắng xuống.
Hiện nay, trong bối cảnh thị trường thực phẩm đang tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần đặc biệt tỉnh táo khi lựa chọn. Việc tuân thủ nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và hạn chế tiêu thụ các loại nội tạng động vật như óc, tuỷ, mắt,… chính là biện pháp thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.
Bình luận của bạn