Tâm lý của bà bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
Mẹ bầu đã biết cách để mẹ khỏe, con khỏe?
Những loại trái cây Mùa Thu tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi
9 yếu tố làm bà bầu tăng nguy cơ sinh non
Lợi ích của hoa atisô đối với sức khỏe bà bầu
Tác hại của căng thẳng trong thai kỳ
Sảy thai: Sảy thai sớm thường gặp ở thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, đây cũng chính là giai đoạn mẹ bầu dễ bị stress nhất do sự thay đổi của hormone nội tiết. Khi mẹ bầu bị stress, cơ thể sản sinh ra nhiều chất corticotropin hormone (CRH). Chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi. Không chỉ vậy, stress còn khiến tuyến thượng thận tạo ra Cortisol – một chất làm biến đổi nồng độ hormone progesterone (hormone có vai trò giữ thai nhi phát triển ổn định trong 3 tháng đầu), dẫn đến các tác động xấu tới thai nhi và tử cung của mẹ bầu.
Bà bầu căng thẳng có thể khiến con sinh ra mắc nhiều bệnh
Gây dị tật thai nhi: Mẹ mang thai bị stress dễ làm thiếu oxy máu của thai nhi, ảnh hưởng tới các thành tô hóa học của máu và dinh dưỡng thai nhi có thê gây ra các dị tật ở thai nhi.
Ảnh hưởng tới tinh thần của trẻ: Khi mang thai, giữa mẹ và con có mối liên hệ chặt chẽ nên khi bạn không vui, bé có thể cảm nhận được và sẽ buồn theo. Nếu tình trạng stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé khi trưởng thành, dễ xúc động, cáu giận. Chính vì vậy, trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress.
Nguy cơ tự kỷ: Ở mẹ bị trầm cảm, các hormone tâm lý của mẹ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó hệ thống này bị giảm chức năng nên dẫn đến thiếu hụt một số hormone, khiến trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ hoặc tăng động.
Trẻ dễ bị tự kỷ vì mẹ căng thẳng, stress trong thai kỳ
Chậm nói: Trầm cảm, lo âu của mẹ làm giảm các hoạt động như ăn uống, nghỉ ngơi. Điều này gây thiếu hụt các chất cần thiết cho phát triển thần kinh của thai nhi khiến bé chậm nói.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh: Khi mang thai mẹ bầu bị căng thẳng thì trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, dị ứng, hen suyễn cao hơn so với những trẻ khác. Đồng thời, khả năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống sẽ kém hơn và sức khỏe cũng yếu hơn so với những đứa trẻ khác.
Hạn chế căng thẳng trong thai kỳ
Tác dụng phụ của vấn đề căng thẳng trong thai kỳ thì các mẹ đã thấy rõ, vậy làm thế nào để hạn chế căng thẳng, giúp tâm lý mẹ bầu luôn thoải mái đây?
Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp mẹ nói không với những căng thẳng trong thai kỳ. Bạn hãy cố gắng bổ sung cho mình nhiều thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh, các loại thịt đỏ, trứng, cá mòi và đậu. Mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Những thực phẩm này cung cấp cho bạn một lượng calo hợp lý và khiến bạn dồi dào năng lượng.
Bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý để giữ sức khỏe
Không tham công tiếc việc: Bạn nên hạn chế mang việc về nhà, không nên tham công tiếc việc và cố gắng không đi công tác xa trong thời gian mang bầu.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Bà bầu có thể lựa chọn cho bản thân những bộ môn tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay tập yoga. Yoga rất tốt cho tinh thần, giúp bạn thư giãn, tăng sức mạnh, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức và tính linh hoạt dẻo dai của cơ thể bạn.
Tham gia lớp học tiền sản: Nếu có thể, bà bầu hãy tham gia một lớp học tiền sản. Ở đây, bạn sẽ được chuẩn bị tâm lý chu đáo cho việc làm mẹ, cảm thấy đỡ căng thẳng, đỡ lo lắng hơn. Ngoài ra, những người bà bầu cùng “hoàn cảnh” với bạn sẽ giúp bạn thấy dễ chia sẻ, bớt đi những dồn nén, ức chế tâm lý nếu có trong khoảng thời gian đầy nhạy cảm này.
Chia sẻ với người khác: Khi thấy mình rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, bạn không nên âm thầm chịu đựng mà cần chia sẻ điều này với người thân, bác sỹ. Đây thật sự là lúc bạn cần giúp đỡ về mặt tâm lý. Bác sỹ cũng có thể kê cho bạn một số loại thuốc nhằm giúp bạn an thần, giải tỏa bớt đi căng thẳng
Bình luận của bạn