Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bà bầu bị ho lâu ngày không khỏi, nên đi khám

Vì sao nhiều người bị ho nhiều hơn vào mùa Hè?

Trẻ bị ho khi nào cần đi khám, uống thuốc?

Bị ho, cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai, phải làm gì?

Tại sao không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị ho, sốt?

Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị ho sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Túi ối, nhau thai sẽ bảo vệ thai nhi tránh khỏi bệnh tật mà người mẹ đang mắc. Tuy nhiên, có một số trường hợp phụ nữ mang thai bị ho lâu ngày có thể gây tổn thương cho thai nhi. Bởi vậy, nếu bị ho lâu ngày không khỏi, tốt nhất bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ. 

Ho và căng thẳng

Phụ nữ mang thai thường bị stress do ho nặng. Họ có thể lo lắng rằng ho sẽ gây hại cho thai nhi hoặc ho là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. 

Trong một số trường hợp, cơn ho có thể kéo theo căng thẳng tâm lý và sinh lý. Cơ thể người mẹ bị căng thẳng sẽ giải phóng hormone cortisol. Hormone này có thể vượt qua "hàng rào" nhau thai và ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Tuy nhiên, thai nhi có thể chịu đựng được một lượng nhỏ cortisol.

Những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ hay bị căng thẳng, lo âu hoặc bị tổn thương tâm lý có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc cân nặng thấp sau khi sinh. 

Nếu bạn bị ho và thấy căng thẳng quá mức, hãy đi khám để được tư vấn và hỗ trợ điều trị. 

Ho và nhiễm trùng

Bệnh cảm lạnh, cúm và viêm phế quản thường không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan truyền khắp cơ thể. Cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến não, cân nặng khi sinh và bất thường về sinh lý. 

Tốt nhất, khi mắc bất kỳ bệnh gì trong thai kỳ, bạn nên đi khám để có sự tư vấn của bác sỹ sản khoa. 

Ho và dinh dưỡng 

Bị ho nặng, đặc biệt là ho có kèm theo sốt thường khiến bà bầu không muốn ăn hay uống. Nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi và không muốn ăn, ăn không ngon miệng, hay khó nuốt, hãy đi khám hoặc gọi cho bác sỹ. Bạn nên uống nhiều nước để không bị mất nước. 

Tự trị ho tại nhà

- Bạn hãy thử dùng 1/2 thìa cà phê mật ong cho mỗi 23kg cân nặng, dùng 4 lần một ngày. (Nếu bạn nặng 69kg thì hãy dùng 1,5 thìa cà phê mật ong). Mật ong sẽ làm dịu cổ họng và giảm ho.

- Dùng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ để giảm ho vào ban đêm. 

- Nên tránh đồ uống có đường, bởi chúng sẽ gây mất nước và gây ho nhiều hơn. 

An An H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ