Đau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Những điều bạn nên biết để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Sử dụng hoạt chất tách từ bọt biển có thể “dọn sạch” tế bào ung thư cổ tử cung
BioNTech thử nghiệm thuốc điều trị và vaccine ung thư công nghệ mRNA tại Anh
Việt Nam hướng tới loại bỏ ung thư cổ tử cung trong 30 năm tới
Theo Express, ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào của cổ tử cung (phần dưới của tử cung kết nối với âm đạo). Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ dưới 45 tuổi và nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Bạn có thể bị nhiễm virus HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp qua da, khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus.
Điều quan trọng là phải nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời. Bác sĩ phụ khoa Susanna Unsworth, từng làm việc tại Dịch vị Y tế Quốc gia Anh, chia sẻ 4 triệu chứng cảnh báo bệnh bạn cần lưu ý:
- Âm đạo chảy máu bất thường: Tình trạng này xuất hiện giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục và sau khi mãn kinh.
- Dịch âm đạo biến đổi bất thường: Nếu bạn cảm thấy dịch tiết âm đạo của mình thay đổi như trở nên đặc hơn, thay đổi màu sắc, thay đổi mùi và có vết máu, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Quan hệ tình dục đau đớn: Đau khi làm "chuyện ấy" (dù đã sử dụng chất bôi trơn) cũng là một dấu hiệu khác để nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung. Triệu chứng này cho thấy các tổn thương tại đường sinh dục của người bệnh.
- Các cơn đau khác: Khi gặp phải những cơn đau ở lưng dưới hoặc xương chậu kéo dài từ 2-3 tuần, không rõ nguyên nhân và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám.
Mặc dù những triệu chứng này không có nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung nhưng điều quan trọng là phải đi kiểm tra vì chúng cũng có thể do các vấn đề sức khỏe khác gây ra.
Yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung?
Ngoài HPV, còn có các yếu tố nguy cơ khác tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bao gồm: Hút thuốc, quan hệ tình dục lần đầu sớm, nhiều bạn tình hoặc bạn tình quan hệ với nhiều người.
Nhiễm trùng cùng với mụn rộp sinh dục hoặc nhiễm chlamydia mạn tính, cả hai đều là bệnh lây truyền từ bên ngoài, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm vaccine ngừa HPV giúp phòng ung thư cổ tử cung
Trong những năm gần đây, vaccine đã trở thành yếu tố thay đổi "cuộc chơi" trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV, thường được tiêm ở tuổi vị thành niên, có tác dụng bảo vệ chống lại các chủng HPV nguy hiểm nhất. Ngay cả khi bạn đã lỡ cơ hội khi còn trẻ, vẫn không bao giờ là quá muộn để thảo luận về các lựa chọn tiêm chủng với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, lối sống lành mạnh và tiêm chủng là những công cụ sẵn có để bảo vệ sức khỏe cổ tử cung của bạn.
Bình luận của bạn