BioNTech thử nghiệm thuốc điều trị và vaccine ung thư công nghệ mRNA tại Anh

Hãng dược BioNTech sắp thử nghiệm thuốc điều trị và vaccine ung thư công nghệ mRNA tại Anh.

Moderna phát triển vaccine ung thư cá thể hóa bằng công nghệ mRNA

Thử nghiệm đầu tiên vaccine phòng và điều trị ung thư vú trên người

Sắp có vaccine ngừa ung thư đại trực tràng không gây tác dụng phụ?

Đôi điều về vaccine COVID-19 nhân dịp các nhà khoa học nhận giải thưởng VinFuture (Phần 1)

Theo đó, hãng dược phẩm BioNTech của Đức ngày 6/1 cho biết sẽ tiến hành các thử nghiệm một loại thuốc điều trị ung thư theo công nghệ mRNA tại Vương quốc Anh.

Cụ thể, theo thông báo của BioNTech, 10.000 người tình nguyện là những bệnh nhân ung thư sẽ được sử dụng thuốc này để kiểm soát khối u của mình từ nay đến hết năm 2030.

Dự án trên nằm trong thỏa thuận mới với Chính phủ Anh, tập trung vào “các phương pháp trị liệu miễn dịch ung thư, vaccine phòng bệnh truyền nhiễm và mở rộng hoạt động của BioNTech tại Anh."

Các bệnh nhân ung thư ở Anh sẽ được tiếp cận sớm với các thử nghiệm liên quan đến các liệu pháp mRNA được cá nhân hóa, bao gồm cả vaccine ung thư, nhằm mục đích thúc đẩy hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào có hại. Vaccine thử nghiệm sẽ được sử dụng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối, nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư đang hoạt động và ngăn chặn sự quay trở lại của chúng.

Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh, Steve Barclay, cho biết: "Sự hợp tác này có nghĩa là, từ đầu tháng 9 năm nay, những bệnh nhân ung thư ở Anh sẽ là những người đầu tiên tham gia vào các thử nghiệm và xét nghiệm để cung cấp các phương pháp điều trị chính xác, cá nhân hóa, nhắm mục tiêu bằng cách sử dụng các liệu pháp mới giúp điều trị và ngăn ngừa ung thư quay trở lại", theo Dailymail.

Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh, Steve Barclay đánh giá sự hợp tác lần này với BioNTech sẽ là cách mạng hóa liệu pháp điều trị ung thư - Ảnh: Dailymail

Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh, Steve Barclay đánh giá sự hợp tác lần này với BioNTech sẽ là "cách mạng hóa" liệu pháp điều trị ung thư - Ảnh: Dailymail

Các thử nghiệm ban đầu đối với ung thư tuyến tụy, buồng trứng và tinh hoàn đã cho thấy nhiều kết quả hứa hẹn sau khi các bệnh nhân được tiêm vaccine cá nhân hóa để thúc đẩy hệ thống miễn dịch tấn công khối u của họ.

BioNTech sẽ thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển mới ở Vương quốc Anh, với một phòng thí nghiệm ở Cambridge và trụ sở chính ở London.

Giám đốc điều hành (CEO) của BioNTech, ông Ugur Sahin cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp trị liệu miễn dịch và vaccine sử dụng các công nghệ mà chúng tôi đã nghiên cứu trong 20 năm qua." Ông cũng nhận định, sự hợp tác lần này sẽ là "bước ngoặt" giúp thay đổi cuộc chiến chống lại các bệnh ung thư và bệnh truyền nhiễm đang ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, theo CNBC.

Theo các chuyên gia, công nghệ mRNA đang được sử dụng hoạt động bằng cách gửi một hướng dẫn hoặc kế hoạch chi tiết cho các tế bào để tạo ra một kháng nguyên hoặc protein, cho phép hệ thống miễn dịch nhận ra bệnh ung thư và tiêu diệt nó.

Trước đó, công nghệ mRNA cũng đã gây "tiếng vang" với toàn thế giới khi đã được áp dụng trong bào chế vaccine ngừa COVID-19 của hãng BioNTech phối hợp với hãng Pfizer, và lần đầu tiên được cấp phép ở các nước phương Tây vào cuối năm 2020.

Chính phủ Anh cũng xác nhận rằng, sự hợp tác lần này thể hiện một khoản đầu tư tư nhân của Vương Quốc Anh nhưng sẽ được hỗ trợ bởi "Bệ phóng vaccine mới" do Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tài trợ, với cam kết phát triển các liệu pháp mới bao gồm vaccine nhắm mục tiêu, cũng như tìm ra các phương pháp chẩn đoán ung thư sớm.

Hiện BioNTech cũng đang nghiên cứu các vaccine theo công nghệ mRNA ngừa bệnh sốt rét, cúm và bệnh zona. Công ty đã phát triển các phương pháp điều trị ung thư dựa trên mRNA từ năm 2008 và đến nay đã thử nghiệm trên hàng trăm người.

 
Hiệp Nguyễn (Theo CNBC/Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn