Phút giây tỉnh táo của nhiều bệnh nhân mắc chứng tâm thần
Trời quá nóng, phát điên là chuyện bình thường!
Nóng tính quá mức cũng là một dạng bệnh tâm thần
Bị tâm thần vì gặp phải những ác mộng kinh hoàng
Động kinh không phải là bệnh tâm thần
Có thể khi bước chân đến nơi này, sẽ rất nhiều người bị ám ảnh bởi những tiếng cười, tiếng khóc, những tiếng chạy nhảy uỳnh uỵch của bệnh nhân khi lên cơn hay những lời hô hào của đội ngũ y - bác sĩ khi có bệnh nhân trốn viện.
Nhưng với những bác sĩ bệnh viện tâm thần Bắc Giang thì đây là những hình ảnh quen thuộc và gắn bó. Trong số đó có cả những người đã ở đây gần nửa đời người để chăm sóc, điều trị và chứng kiến những cảnh dở khóc, dở cười.
Thời điểm chúng có mặt tại Bệnh viện tâm thần Bắc Giang, giám đốc bệnh viện, bác sĩ Nguyễn Thái Long cho biết toàn bộ hạ tầng của bệnh viện vừa được tu sửa lại cho tươm tất để đảm bảo an toàn tính mạng cho những người mắc bệnh tâm thần.
Được hướng dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến khoa điều trị cho những bệnh nhân tâm thần nặng.
Đi qua những dãy hành lang nơi có những bệnh nhân đang bị tâm thần nằm điều trị, một người đàn ông đã lớn tuổi liền chạy theo gọi với, “các em gặp ai, anh chỉ cho” rồi cười hềnh hệch. Không đợi chúng tôi trả lời, ông ta liền chạy huỳnh huỵch rồi liên mồn gọi “nhà báo, nhà báo”
Khu chúng tôi tìm đến được coi là khu “điên nhất”, “dị nhất”, vì trong bệnh viện tâm thần Bắc Giang, khu này ngày nào cũng có vài bệnh nhân nữ đập cửa phòng gọi bác sĩ tìm chồng. Có người khác thì lột quần áo chạy tồng tộc khắp nhà, có người thì liên tục gọi tên người khác rồi tự đập đầu vào tường hay cũng có vài người lao từ trên cầu thang tầng 4 xuống tầng 1. Chính vì vậy, khi đi qua những dãy cầu thang bệnh viện, nơi đây đều đã được trang bị những tấm lưới nhỏ đề phòng trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhiều bệnh nhân tâm thần… yêu bác sĩ
Một trong những tình cảnh dở khóc dở cười của các y, bác sĩ ở bệnh viện tâm thần Bắc Giang là bị bệnh nhân ... yêu.
Khi được bệnh nhân bày tỏ tình cảm, bác sĩ cần dùng lời lẽ ngọt ngào để tháo gỡ. Nếu phản ứng gay gắt, bác sĩ sẽ có thể bị rơi vào tình thế nguy hiểm khôn lường.
Bác sĩ Phạm Thị T làm việc tại bệnh viện tâm thần Bắc Giang đến nay ngót nghét hơn 20 năm. Trong suốt quá trình hành nghề đó, bác sĩ T đã nhiều phen bị bệnh nhân làm cho khốn đốn.
Thời gian mới vào nghề, ngày nào đi làm bác sĩ T cũng sợ hãi, chỉ muốn mau hết giờ làm việc. Tuy nhiên, sau nhiều năm gắn bó với nghề, người phụ nữ này đã nhận ra sợi dây liên kết, níu chân mình ở lại bệnh viện không phải là trách nhiệm với công việc như đã tưởng mà chính là tình thương đối với những bệnh nhân tâm thần.
“Ngay lúc mới vào nghề tôi đã được một nam bệnh nhân rượt chạy vòng vòng rồi liên tục gọi vợ ơi, vợ ơi"
Một lần khác, khi đang đi ngoài hành lang của khu khám bệnh, bất ngờ tôi bị một bệnh nhân nam thất tình, chạy đến ôm cứng từ phía sau rồi cắn mạnh vào vai. Rất may, một đồng nghiệp nam trông thấy đã chạy tới giải vây kịp thời”, bác sĩ T kể.
Không chỉ các bác sĩ trực tiếp khám bệnh mới bị bệnh nhân yêu mà ngay cả giám đốc, phó giám đốc bệnh viện cũng nhiều lần gặp sự cố
Bác sĩ T kể lại: “Vừa mới đây, một bệnh nhân ngoại trú đến khám bệnh cứ đập cửa ầm ầm ngoài phòng họp rồi gọi bác sĩ Long (Giám đốc bệnh viện). Có bệnh nhân khác thì cứ liên mồm gọi chồng ơi về ăn cơm”.
Rồi bác sĩ T kể tiếp, “Nhờ đã trải nghiệm qua nhiều lần bầm dập do bị bệnh nhân hành hung nên chúng tôi phản ứng rất nhanh khi lỡ bị bệnh nhân thích. Trước đây, thấy họ ôm thì mình sợ chứ từ khi lấy chồng, lấy vợ thì chúng tôi hay đùa nhau rằng, “Thôi cứ để họ ôm, lương y như từ mẫu, họ mà khỏi bệnh thì càng tốt”.
Đang trò chuyện hồ hởi với PV, một nữ điều dưỡng chạy vào hô hoán "cô Lan trốn viện rồi, anh chị nhanh giúp em đi bắt lại". Thế rồi họ không ai bảo ai, người đi lấy xe, người lấy dây dù. Một tốp người chạy hối hả trong cái nắng trưa oi ả để tìm bệnh nhân về.
Bình luận của bạn