Những tác hại của việc cắn móng tay mà bạn nên biết
Viêm nhiễm nặng vì thói quen cắn móng tay
Chết vì... cắn móng tay
Mẹo làm sạch và trắng móng tay đơn giản
Sau bao lâu móng tay, móng chân bị bật có thể mọc lại?
Nhiễm giun đường ruột
Khi cắn móng tay, các chất bẩn bị mắc kẹt trong các móng tay sẽ có thể nhập vào cơ thể qua miệng và điều này có thể dẫn đến tình trạng giun trong ruột. Vì vậy, hãy ngừng cắn móng tay để giảm nguy cơ nhiễm giun trong ruột.
Chảy máu
Thói quen cắn móng tay khiến bạn không thể kiểm soát và khi đã cắn hết móng tay, rất có thể bạn sẽ cắn vào da và lớp biểu bì mặt dưới của móng tay, gây chảy máu.
Nhiễm trùng da
Không nhiều người biết rằng, thói quen cắn móng tay có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng quanh móng (Paronychia). Đây là một bệnh nhiễm trùng da bao quanh móng tay. Bệnh thường phát triển chậm, gây sưng, hình thành mủ, đau và đỏ da xung quanh móng tay.
Mụn cóc
Mụn cóc trên các ngón tay có thể dễ dàng lây lan lên môi và miệng khi bạn cắn móng tay. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn có mụn cóc trên đầu ngón tay của của mình.
Nhiễm trùng do vi khuẩn
Theo một nghiên cứu vào năm 2007, những người cắn móng tay có nhiều vi khuẩn trong miệng hơn so với những người không có thói quen này. Một số vi khuẩn do thói quen cắn móng tay được tìm thấy là E. coli, Enterobacter aerogenes, Enterobacter cloacae và Enterobacter gergoviae.
Móng tay biến dạng
Những người có thói quen cắn móng tay thì thường có bộ móng biến dạng. Mặc dù đây chỉ là tình trạng tạm thời nhưng trong một số trường hợp nó có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn.
Chứng hôi miệng
Bạn càng cắn móng tay thì bạn càng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, khi vi khuẩn tồn tại quá nhiều trong miệng thì bạn có nguy cơ cao bị hôi miệng.
Nhiễm độc
Nếu bạn là một phụ nữ thường xuyên sử dụng các sơn móng thì bạn có nguy cơ cao bị nhiễm các hóa chất độc hại từ các loại sơn móng do thói quen cắn móng tay. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi có ý định cắn móng tay.
Bình luận của bạn