Phòng tắm là nơi có độ ẩm cao nên vi khuẩn, nấm mốc rất dễ sinh sôi
Làm gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ?
Cách phòng viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt vào mùa mưa
Thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe
Cẩn thận với 3 bệnh về mắt thường gặp trong mùa mưa
Dưới đây là những nguy cơ mà một phòng tắm không được vệ sinh thường xuyên gây hại cho sức khỏe của bạn.
Dị ứng, hen suyễn
Theo Phòng khám Mayo (Hoa Kỳ), môi trường có độ ẩm cao của phòng tắm, bề mặt vòi sen tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Với những người bị suy giảm miễn dịch, người bị bệnh hen suyễn hoặc dị ứng do nấm mốc, việc tiếp xúc với nấm mốc có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến dị ứng đường hô hấp trên như chảy nước mắt, ho và thậm chí phát ban trên da.
Nhiễm trùng da
Mặc dù khả năng bị nhiễm trùng da có thể cao hơn khi bạn tắm ở các phòng tắm công cộng (như phòng tập thể dục hoặc ở ký túc xá), nhưng cũng không loại trừ nguy cơ bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng da khi tắm chung phòng tắm tại nhà với người khác mà không vệ sinh phòng tắm trong thời gian dài. Bởi vi khuẩn, nấm có thể sinh sôi và nảy nở trên sàn, tường, vòi sen của phòng tắm hay bồn tắm của bạn.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Utah Health (Hoa Kỳ), một số bệnh nhiễm trùng phổ biến như nấm kẽ chân (dân gian còn gọi là nước ăn chân), mụn cóc, virus u nhú ở người (HPV) và tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA, một loại vi khuẩn có thể gây áp xe trên da). Nếu da bạn đang có vết chày xước, vết phồng rộp thì khả năng bị nhiễm trùng sẽ cao hơn. Ngoài ra, những người bị ức chế miễn dịch cũng dễ bị nhiễm trùng da hơn nếu phòng tắm không được vệ sinh thường xuyên.
Các vấn đề về dạ dày
Phòng tắm không được vệ sinh đúng cách có thể là môi trường cho một số loại vi khuẩn tồn tại trong vòi sen, trong đó có vi khuẩn E. coli. Trong khi nhiều loại vi khuẩn E. coli vô hại, thì một số chủng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày bao gồm tiêu chảy, co thắt dạ dày, buồn nôn và nôn. Thông thường, nhiễm khuẩn E. coli thường tự khỏi trong vòng một tuần. Nhưng bạn nên thận trọng ở trẻ em và người lớn tuổi bởi có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về máu và thận.
Nhiễm trùng phổi (viêm phổi)
Tuy không quan sát được bằng mắt thường, nhưng phòng tắm có thể đang chứa nhiều nấm, thậm chí còn là nơi trú ngụ an toàn cho nhiều loại vi khuẩn có hại khác. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vòi sen, vòi nước có thể chứa mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, trong đó có trực khuẩn legionella pneumonia.
Theo CDC, khi những giọt nước nhỏ chứa trực khuẩn legionella vô tình bắn vào đường hô hấp, hoặc khi bạn ăn/uống phải, bạn có thể mắc bệnh legionnaires - nhiễm trùng phổi (viêm phổi cấp). Nguy cơ này cao hơn ở những người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người bị bệnh phổi mạn tính hoặc một số bệnh mạn tính khác.
Nên vệ sinh phòng tắm bao lâu một lần?
Theo hướng dẫn chung, bạn nên khử trùng, vệ sinh vòi sen, phòng tắm hàng tuần giúp ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Cách vệ sinh phòng tắm
- Làm sạch sàn, tường phòng tắm
Mỗi tuần, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng và chà bàn chải để làm sạch các bề mặt phòng tắm (bao gồm nền, kẽ tường, tường, bồn tắm).
- Thảm, rèm phòng tắm
Mỗi tháng, bạn nên làm sạch thảm chống trượt chân, rèm phòng tắm trong máy giặt, nếu không, bạn có thể giặt tay để giảm số lượng vi trùng, vi khuẩn.
- Vòi sen
Bạn có thể mua bình xịt khử trùng để tẩy rửa vòi sen, hoặc sử dụng xà phòng tẩy rửa để làm sạch bề mặt vòi sen. Nhưng về lâu dài, bạn nên tháo các bộ phận của vòi sen và ngâm trong dung dịch khử trùng pha loãng. Sau đó sử dụng bàn chải để chà sạch các mảng bám, vết bẩn, vi khuẩn. Bạn nên thực hiện 1 lần/năm.
Bình luận của bạn