- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Cha mẹ cần kịp thời phòng ngừa bệnh mùa Đông Xuân ở trẻ nhỏ
Cảnh giác với viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ
Phòng ngừa viêm họng cấp cho trẻ trong mùa Đông
Những quan niệm sai lầm về tình trạng táo bón ở trẻ em
Bảo vệ thị lực của trẻ trong mùa Đông
Dịch cúm mùa
Cao điểm cúm mùa xảy ra khi thời tiết trở lạnh vào mùa Đông Xuân. Bệnh gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ ở trẻ. Trẻ bị cúm có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp, cúm sẽ làm cơ thể trẻ yếu đi và bị bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm phổi.
Hiện nay, tại các trung tâm dịch tễ có vaccine phòng bệnh cúm mùa. Các thành viên trong gia đình, kể cả người già và trẻ nhỏ đều có thể tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe trước dịch cúm trong mùa Xuân.
Sởi và sốt phát ban
Sởi gây phát ban, nổi nốt màu hồng xuất hiện theo thứ tự từ tai đến chân của trẻ
Trong thời điểm cuối Đông, trẻ có nguy cơ cao nhiễm các loại siêu vi gây sốt như Rubella, Morbillivirus. Bệnh thường gây triệu chứng sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu, sau đó sốt sẽ giảm đi và trẻ bắt đầu phát ban hồng.
Hầu hết các virus gây sốt phát ban đều lây lan qua đường hô hấp. Cha mẹ cần giúp trẻ phòng tránh bằng cách nhắc trẻ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, phụ huynh cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn của trẻ để tăng cường sức đề kháng.
Vaccine sởi là một vaccine bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Lịch tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em Việt Nam là mũi đầu lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.
Dịch tiêu chảy cấp do Rotavirus
Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở miền Bắc trong thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt của mùa Đông Xuân. Ở miền Nam, bệnh có thể xảy ra quanh năm và không phụ thuộc vào mùa.
Trẻ bị nhiễm Rotavirus thường biểu hiện đầu tiên bằng biểu hiện nôn ói nhiều lần trong 1-2 ngày đầu tiên, sau đó trẻ bắt đầu tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ nhanh chóng bị suy kiệt do mất nước và mất các chất điện giải, thậm chí dẫn đến tử vong.
Vaccine phòng ngừa Rotavirus được sử dụng bằng đường uống cho trẻ đủ 6 tuần tuổi, uống 2 lần cách nhau ít nhất 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm cơ thể sinh ra kháng thể, chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Thủy đậu
Thủy đậu dễ gây sẹo nếu trẻ không được điều trị kịp thời
Bệnh thủy đậu dễ bùng phát vào mùa Xuân, với tốc độ lây lan nhanh ở trẻ nhỏ. Triệu chứng phổ biến là sốt cao, mệt mỏi, sau đó trên da xuất hiện mụn nước, mụn mủ ngứa rát, nếu để bội nhiễm sẽ thành sẹo. Bệnh thủy đậu có thể chữa khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần nếu trẻ được điều trị và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trẻ đủ 12 tháng tuổi có thể tiêm phòng vaccine thủy đậu tại các cơ sở dịch tễ, tiêm chủng tại địa phương. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình chưa bị thủy đậu cũng nên tiêm phòng vaccine để bảo vệ sức khỏe.
Dị ứng theo mùa
Trẻ dễ bị dị ứng, chảy nước mũi trong mùa Xuân
Khi sang Xuân, các loài hoa Tết trang trí trong nhà là tác nhân gây ra các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản. Trẻ bị viêm mũi dị ứng có biểu hiện ngứa mũi, chảy nước mắt, thở khò khè,... Cha mẹ gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc trẻ trong những dịp lễ, Tết bận rộn.
Hiện nay, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp dự phòng hen phế quản cho trẻ như vệ sinh môi trường quanh nhà, dùng thuốc điều trị. Phụ huynh nên đưa bé đến khám tại các cơ sở chuyên khoa Nhi để nhận được hướng dẫn phòng bệnh phù hợp với trẻ.
Bình luận của bạn