- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Những quan niệm sai lầm về tình trạng táo bón ở trẻ em của các bố mẹ
Ăn bắp cải tím giúp đường ruột khỏe mạnh?
Uống nước cam giúp cải thiện tình trạng táo bón?
Cha mẹ cần phải làm gì nếu con hay bị táo bón?
Dấu hiệu cho thấy đường ruột của bạn đang gặp vấn đề
Steven Hodges – Bác sỹ chuyên khoa tiết niệu Nhi tại Đại học Y khoa Wake Forest đã có chia sẻ về 4 quan niệm sai lầm thường gặp về tình trạng táo bón ở trẻ em:
Táo bón không phải là vấn đề lớn
Sự thật thì hầu hết mọi người đều có thể bị táo bón và nó không phải lúc nào cũng nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón cũng có thể trở thành mạn tính. Khi phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng, nó sẽ ngày càng rắn và có thể gây ra hiện tượng tắc ruột. Táo bón không chỉ gây khó chịu cho trực tràng mà nó còn gây áp lực lên bàng quang và khiến trẻ bị đái dầm. Táo bón mạn tính cũng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát ở các bé gái.
Bạn có thể tự nhận biết khi nào con bị táo bón
Theo các bác sỹ, rất nhiều cha mẹ không nhận ra con mình bị táo bón, thậm chí đó là tình trạng táo bón nghiêm trọng. Bác sỹ Steven Hodges chia sẻ: “Tôi đã chụp X-quang cho những bệnh nhân bị đái dầm hoặc đại tiện không tự chủ thì có đến 90% trong số đó bị táo bón nghiêm trọng. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5% cha mẹ nhận ra con mình bị táo bón”.
Những đứa trẻ đi đại tiện mỗi ngày thì không bị táo bón
Trẻ đi vệ sinh hàng ngày vẫn có thể có nguy cơ bị táo bón
Sự thật thì ngay cả những đứa trẻ đi đại tiện hàng ngày vẫn có thể bị táo bón. Theo bác sỹ Hodges, kích thước và độ cứng (mềm) của phân là điều cần quan tâm hơn so với tần suất đi đại tiện ở trẻ. Nếu trẻ đi vệ sinh hàng ngày nhưng phân cứng, khô, khuôn phân to hoặc phân có hình dạng viên, như khúc gỗ...thì có thể bé cũng đang bị táo bón.
Bổ sung chất nhiều chất xơ không phải lúc nào cũng giảm táo bón
Đúng là chất xơ có thể giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru nhưng không phải lúc nào bổ sung nhiều chất xơ cũng giúp giảm táo bón. Khi một đứa trẻ bị táo bón kéo dài hoặc cực kỳ khó chịu với triệu chứng táo bón thì thay đổi chế độ ăn uống là không đủ để giảm táo bón. Đối với trẻ em bị táo bón mạn tính không có triệu chứng đại tiện không tự chủ thì thuốc nhuận tràng thẩm thấu có giúp cải thiện táo bón. Đối với trẻ bị đại tiện không tự chủ, bác sỹ sẽ đề nghị bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc nhuận tràng với thuốc thụt. Thuốc nhuận tràng giúp giữ cho phân mềm mại và thuốc thụt giúp thu nhỏ lại kích thước của phân.
Cha mẹ cần làm gì để giảm táo bón cho trẻ?
Thay vì lệ thuốc vào các loại thuốc nhuận tràng, bạn nên giúp trẻ điều chỉnh lại khẩu phần ăn, chế độ sinh hoạt, giúp trẻ uống đủ nước. Để hạn chế táo bón, bạn nên cho trẻ áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ . Nên thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây vào chế độ ăn uống của trẻ. Tập thể dục điều độ cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện táo bón. Ngoài ra, uống đủ nước là một trong những cách đơn giản giúp giảm táo bón. Bạn cần tăng cường cho trẻ uống nước lọc tỷ lệ theo cân nặng (50 - 100ml nước trên mỗi kg cân nặng mỗi ngày), đặc biệt là cho trẻ uống nhiều nước hơn khi thời tiết nóng.
Bên cạnh chất xơ, các mẹ cũng cần bổ sung thêm lợi khuẩn bởi lợi khuẩn có tác dụng giúp hệ tiêu hoá của bé thêm khoẻ mạnh, và cũng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ. Sự kết hợp giữa chất xơ và lợi khuẩn sẽ đem đến hiệu quả sớm và rõ rệt hơn trong việc chấm dứt tình trạng táo bón.
Bình luận của bạn