Vì sao chơi thể thao có thể bị viêm khớp?
Theo một nghiên cứu đăng trên ấn phẩm Arthritis and Rheumatism (2011), 29% cầu thủ đá bóng, 31% vận động viên cử tạ và 14% vận động viên điền kinh có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Ở những người chơi thể thao không chuyên nghiệp trong các môn này và nhiều môn khác như võ cổ truyền, tennis, khiêu vũ… thì tình trạng viêm khớp cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Khi tham gia các hoạt động thể thao, khớp xương phải cử động với tần suất lớn, đôi khi phải chịu đựng quá mức khiến áp lực cơ thể dồn xuống khớp xương và gây ra nhiều dạng chấn thương.
Các bác sĩ khoa xương khớp và thể dục thể thao khẳng định, sự kém vận động hoặc vận động quá mức đều không tốt cho các khớp xương. Nếu sự kém vận động thúc đẩy quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn (bao gồm cả xương khớp) thì tình trạng đau nhức do mỏi, do viêm và do thoái hóa là tất yếu nếu xương khớp phải hoạt động quá nhiều mà không được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng tốt hợp lý.
Phòng ngừa các tổn thương cho khớp xương
Vận động đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe, duy trì sự linh hoạt của hệ xương khớp. Nhưng trước tiên chúng ta cần cân nhắc tình trạng sức khỏe để lựa chọn môn thể thao phù hợp, điều chỉnh cường độ tập luyện và sử dụng các vật dụng chuyên dụng như băng cổ tay, băng đầu gối… để nâng đỡ các khớp xương, đề phòng chấn thương.
Đồng thời, việc chăm sóc xương khớp từ bên trong cũng cần được thực hiện song song và ngay từ sớm để phòng ngừa các tổn xương sau này do tuổi tác. Thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò ốc và các loại dầu chứa nhiều axit béo omega-3 như dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng để duy trì sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp xương. Các loại trái cây nhiệt đới như ổi, cam, chanh là nguồn cung cấp vitamin C cao, cà rốt và củ cải chứa beta carotene là chất chống oxy hóa rất cần thiết cho xương và khớp xương.
Bình luận của bạn