Phòng ngừa bẹt đầu sơ sinh không khó!

Cho trẻ nằm sấp khi thức là cách phòng ngừa bẹt đầu đơn giản mà hiệu quả

Bé sơ sinh chấn thương sọ não vì bác sỹ tắc trách?

Trẻ sơ sinh bị rung môi, rùng mình nhiều có đáng lo?

5 cách bổ sung protein cho bé lười ăn

Mùa đông nên cho trẻ dùng TPCN nào?

Giải pháp nào cho trẻ cận thị?

Đầu bé “lệch chuẩn” vì sao?

Việc nằm lâu ở một tư thế là nguyên nhân chính dẫn đến đến sự biến dạng đầu của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh có 2 thóp mềm trên đầu giúp bé linh hoạt hơn và giúp não bộ phát triển nhanh hơn trong thời gian đầu đời. Tại đây, các xương sọ chưa phát triển và khớp với nhau, ngoài ra, tư thế tự nhiên của trẻ sơ sinh là nằm ngửa và vì thế, các bé rất dễ bị móp phía sau đầu.

Một số bé sinh ra với đầu bẹt do tư thế nằm trong bụng mẹ, ví dụ đầu ép lên xương chậu của mẹ.

Trẻ bị bẹt đầu (bên trái)

Trẻ bị bẹt đầu còn do hạn chế cử động cổ (vẹo cổ) khiến bé khó khăn để quay đầu. Những bé sơ sinh mắc phải chứng này cần được điều trị tại bệnh viện.

Hình dạng bẹt, méo đầu dễ thấy nhất khi bạn nhìn con từ trên xuống dưới, phía sau đầu của bé phình to hơn những chỗ khác. Các xương gò má như nhô ra, còn tai dường như bị đẩy về phía trước.

Phòng ngừa không khó

Theo các chuyên gia, nằm ngửa vẫn là tư thế tốt nhất khi cho trẻ ngủ, cho dù đầu bé có bị bẹt phía sau, để giảm nguy cơ đột tử trong giấc ngủ (SIDS).

Tình trạng bẹt đầu tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ hoặc gây áp lực lên não nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khi trẻ lớn lên. Các bà mẹ có thể phòng tránh tình trạng bẹt đầu ở trẻ sơ sinh bằng một số mẹo sau đây:

Cho bé nằm sấp khi thức giấc: Theo các chuyên gia, cho có cơ hội nằm sấp là cách phòng bẹt đầu đơn giản mà hiệu quả. Nằm sấp không chỉ giúp bé phát triển các cơ đầu, cơ cổ mà còn tránh hình thành các điểm lõm trên đầu. Có rất nhiều loại đồ chơi khuyến khích bé nằm sấp, chẳng hạn thảm, lều đồ chơi, gương đồ chơi bằng nhựa… Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn có mặt bên cạnh khi bé nằm sấp, tránh trường hợp bé ngủ quên và bị ngạt do nằm sấp.

Thay đổi vị trí nằm: Cần luân phiên di chuyển vị trí nằm để bé hướng đầu về phía có chuyển động hoặc âm thanh trong phòng. Nếu bạn thường xuyên đặt bé ngủ ở một bên đầu trong một tuần thì sang tuần sau, bạn cần xoay đầu bé về hướng đối diện. Ngoài ra, không để bé nằm trên gối hoặc giường quá mềm vì nó cũng ảnh hưởng đến vị trí đầu.

Thường xuyến bế trẻ: Bế bé khi thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh. Cha mẹ cũng nên xen kẽ tư thế bế khi cho trẻ bú (nhất là khi bú bình). Điều chỉnh tư thế bú sẽ tránh được áp lực luôn ở một bên đầu của trẻ.

Cần thay đổi tư thế khi cho trẻ bú bình

Sắp xếp lại đồ chơi treo cũi: Cha mẹ nên thỉnh thoảng đổi vị trí của đồ chơi trong cũi vì bé thường có xu hướng quay mặt về phía có đồ chơi. Điều này khiến bé xoay đầu và hướng mắt sang chỗ khác, tránh tình trạng đầu luôn ở một tư thế trong thời gian dài.Ngoài ra, nên hạn chế cho bé nằm nhiều trên xe đẩy, trong cũi hoặc những địa điểm khác mà bé chỉ được hướng đầu về một phía nhất định.

Bên cạnh đó, không được che đậy cái gì lên mặt khi bé ngủ, tránh khói thuốc lá và đảm bảo, bé ngủ trên một chiếc chiếu phẳng, không nhấp nhô để tránh ảnh hưởng đến nhịp thở của bé.

Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu thấy đầu bé bị bẹt nặng để bé được can thiệp và điều trị sớm.

Kim Chi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ