Giải pháp nào cho trẻ cận thị?

Tỷ lệ trẻ bị cận thi đang ngày càng gia tăng

Hơn 1/3 học sinh cấp III mắc tật khúc xạ

Luật BHYT cần "cấm phân biệt đối xử" với bệnh nhân hiếm muộn và tật khúc xạ

Gia tăng nguy cơ cận thị ở giới văn phòng

Khám sức khỏe định kỳ của trẻ: Cực kỳ cần thiết

Trẻ biếng ăn & Nguyên tắc "Makeno"

Trẻ mắc tật khúc xạ không ngừng gia tăng

Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa, 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt. Do đó, học sinh mắc cận thị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em.

Theo các thống kế khác nhau, ở nước ta tỷ lệ cận thị khoảng 20-60% tùy theo độ tuổi và tùy khu vực thành thị hay nông thôn , ước tính có gần 3 triệu trẻ em độ tuổi 0-15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm 2/3 và tập trung chủ yếu ở đô thị.

BS. Nguyễn Văn Huy - Khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên, vào các dịp học sinh được nghỉ lễ, nghỉ hè thì con số này cao hơn rất nhiều, có ngày đến 1.500 bệnh nhân, chủ yếu là trẻ em. Tại Khoa Mắt trẻ em, khoảng 60-70% các cháu đến khám là học sinh mắc tật khúc xạ, trong khi trước đây tỷ lệ này là 50%, còn lại là bệnh nhi mắc các căn bệnh khác về mắt.

Như vậy, tật cận thị có số lượng học sinh mắc ngày càng nhiều và độ tuổi mắc ngày càng nhỏ là điều rất đáng lo ngại. Trong số đó, có nhiều học sinh bị cận thị không được phát hiện sớm để có những biện pháp điều chỉnh, điều trị kịp thời. Hệ lụy kéo theo là ngày càng bị cận thị nặng độ hơn, khiến cho các em gặp không ít khó khăn trong học tập, sinh hoạt.

Nguyên nhân do đâu?

Mắt người bị cận (bên dưới) có trục nhãn cầu dài hơn người bình thường (bên trên), khiến ánh sáng tập trung phía trước võng mạc (cận thị), thay vì đúng võng mạc.

Có 2 nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị:

Cận thị bẩm sinh 

Những trẻ này độ cận phát triển rất nhanh làm ta dễ nhận biết và cần được khám chữa bệnh sớm.

Cận thị mắc phải

Bao gồm nhiều yếu tố như: Môi trường học tập của trẻ chưa tốt bằng việc chiếu sáng nơi học (phòng học, góc học tập) của các em chưa đủ sáng, bàn ghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học sinh.

Do tư thế khi ngồi học của học sinh sai trong các giờ học, nhất là khi viết bài hay làm bài tập, các em để mắt gần sát mặt bàn mà không được nhắc nhở.

Các em quá “say mê” đọc những cuốn sách tranh hoặc truyện có cỡ chữ quá nhỏ hay vừa đi vừa đọc, vừa nằm vừa đọc, làm cho mắt chóng bị mỏi.

Đặc biệt, hiện nay chương trình học tập chính khóa quá tải so với lứa tuổi các em như thời gian học tại lớp trong 1 ngày, 1 tuần tại trường quá dài (từ 6-7 giờ trong ngày hoặc 30-36 giờ trong tuần). Các em còn  phải học thêm từ 1-2 buổi trong 1 tuần, do đó mắt càng bị căng thẳng thêm.

Ngoài giờ học, trẻ dùng thời gian rảnh để giải trí bằng game cũng khiến mắt càng thêm "mệt mỏi", tăng nguy cơ cận thị

Ngoài ra, học sinh từ nhỏ tuổi cho đến lớn tuổi đang có xu hướng sử dụng các loại thiết bị vi tính ngày càng nhiều cho nên con mắt vốn đã bị mỏi mệt trong quá trình học tập nay lại tiếp tục mệt mỏi thêm.

Nói tóm lại, đôi mắt của học sinh giờ phải sử dụng quá nhiều trong học tập mà rất ít được nghỉ ngơi, trong lúc nhà trường và bố mẹ lại rất ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng. Từ đó đôi mắt trong sáng của các em đang từ tinh nhanh sẽ  chuyển dần sang mệt mỏi dẫn tới tình trạng “cận thị giả” rồi chuyển tới cận thị thật.

Phụ huynh cần phải làm gì?

- Dạy trẻ nghỉ ngơi thị giác từng lúc

Đây là động tác đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp mắt được thư giãn. Khi trẻ học được khoảng 20 phút, trẻ nên để mắt nhìn xa từ 1 đến 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây đến một phút. Nếu cảm giác bị mờ nhoè đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn.

Trẻ cũng cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt, chớp mắt là một động tác sinh lý, giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt.

Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, học sinh cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao. Trong ngày, trẻ nên có thời gian thư giãn nhất định cho đôi mắt bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng.

- Chú ý đến ánh sáng

Góc học tập của trẻ nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên. Nếu không, phụ huynh phải duy trì đủ ánh sáng bằng hệ thống đèn chiếu sáng ở các góc độ, tránh việc học, đọc của trẻ bị khuất bóng do thiếu đèn.

Góc học tập của trẻ cần được "cung cấp" đầy đủ ánh sáng

- Đọc và viết đúng khoảng cách quy định

Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh lớn là 30-40cm. Học sinh nhỏ tuổi đọc cách khoảng 25cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, làm mỏi mệt, gia tăng độ cận thị.

Khoảng cách giữa màn hình vi tính và mắt trẻ nên là 60cm để giảm thấp khả năng mắt phải điều tiết và những ảnh hưởng xấu của ánh sáng màn hình.

- Tư thế

Hướng dẫn trẻ tư thế ngay ngắn lưng và cổ thẳng sẽ giúp phòng tránh mỏi mệt và gù vẹo cột sống. Dạy trẻ cần tránh nằm khi đọc sách vì điều đó sẽ gây ra hiện tượng mắt khó khăn khi quy tụ, điều tiết, rất dễ mỏi và nhức mắt; tránh đọc sách khi đi tàu xe vì khoảng cách đọc bị thay đổi liên tục khi rung lắc rất có hại cho mắt của trẻ.

Cần dạy trẻ ngồi học đúng tư thế

- Xem truyền hình

Trẻ chỉ nên xem truyền hình với thời lượng vừa phải khoảng một tiếng mỗi ngày. Nếu trẻ có các tật khúc xạ thì trẻ phải đeo kính khi xem. TV cần để ở khoảng cách gấp 4 lần đường chéo của màn hình và không được tắt đèn.

- Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất giúp nuôi dưỡng một đôi mắt sáng và mạnh khỏe. Các vi chất như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trứng giúp duy trì các môi trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hoá võng mạc và hoàng điểm của mắt. Một số trường hợp cận thị tiến triển nhanh có thể bổ sung dưỡng chất bằng các loại thuốc hoặc TPCN bổ mắt thông dụng.

- Khám mắt định kỳ

Đưa trẻ đến khám bác sỹ chuyên khoa mắt định kỳ để được chỉnh tật khúc xạ và tư vấn cụ thể khi gặp những vấn đề về mắt.

Sản phẩm tham khảo:

DẦU GẤC TUỆ LINH
Thành phần: Dầu gấc nếp 400mg, tá dược vừa đủ.
Công dụng:
- Tốt cho da, mắt và tim mạch.
- Cung cấp dưỡng chất giúp tăng cường thị giác.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt như khô giác mạc, nhìn mờ, nhức mỏi mắt.
- Giúp làm đẹp da, sáng da.

DẦU GẤC VIÊN NANG VINAGA
Thành phần: Dầu gấc tinh khiết, chứa Beta Caroten 150mg%, Lycopen, Vitamin E (Alphatocopherol 12mg%), chất béo thực vật như Oleic 14,4%; Linoleic 14,7%; Stearic 7,69%; Palmatic 33,38%... và các vi chất rất cần thiết cho cơ thể con người.
Công dụng:
- Phòng chữa khô mắt, mờ mắt, thiếu máu dinh dưỡng.
- Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
- Phòng ngừa  tình trạng thiếu vitamin, trẻ em suy dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
- Phòng ngừa sạm da, trứng cá, khô da, nổi sần. Có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Phòng ngừa rụng tóc, làm tóc xanh mềm mại.


OPTONIC
Thành phần: Dầu gấc 250 mg, Sữa ong chúa 20 mg, Vitamin E 10 IU, tá dược vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà, nhức mỏi mắt, đục thủy tinh thể, cận thị tiến triển, thoái hóa võng mạc, các trường hợp phẫu thuật mắt. Bổ sung Vitamin A hay Beta Caroten an toàn, hiệu quả, làm tăng thị lực.

- Các sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Minh Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ