Theo bác sỹ Orly, Chuyên ngành Nhi khoa và Trẻ tự kỷ thuộc HaNoi Family Practice, hội chứng tự kỷ thường biểu hiện trước ba tháng tuổi song thường được phát hiện khá muộn, khi trẻ đã gần hai tuổi. “Phụ huynh cần biết rằng tự kỷ là một hội chứng phức tạp cả về tâm thần, tâm lý, vận động nên cần phải can thiệp điều trị sớm và lâu dài. Nếu can thiệp sớm (trước 18 tháng tuổi) thì trẻ sẽ có rất nhiều tiến bộ, hay nói đúng hơn là sẽ cải thiện và gia tăng được khả năng giao tiếp”, bác sỹ Orly nói.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Nha Trang, chuyên gia về giáo dục đặc biệt, cho biết trên thực tế trẻ 18-36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị thì khoảng 30% trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.`
Cũng theo thạc sỹ Trang, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tự kỷ ở bé trai cao gấp năm lần bé gái, tuy nhiên bé gái mắc thì lại nặng hơn bé trai. Có một vài yếu tố có thể dẫn tới việc trẻ có thể mắc tự kỷ, bao gồm sinh học, môi trường và di truyền. “Hầu hết các nhà khoa học đồng ý rằng gene là một trong những yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới việc một người có thể mắc tự kỷ. Ngoài ra một số yếu tố khác như trong quá trình mang thai, một số thuốc như Valproic acid và Thalidomide được chỉ ra rằng có mối liên quan tới nguy cơ tự kỷ cao. Cha mẹ nhiều tuổi cũng có nguy cơ có con tự kỷ rất cao”, thạc sỹ Trang chia sẻ.
Bình luận của bạn