Bệnh dại: Chủ quan có thể trả giá bằng tính mạng

Nguy cơ mắc bệnh dại chực chờ, tuyệt đối không chủ quan khi bị chó, mèo tấn công - Ảnh minh họa

Khoa học đã bắt đầu hướng đến chó, mèo như thế nào?

Chi bộn tiền cho việc nuôi thú cưng

Vì sao bạn lại trả tiền để chăm sóc thú cưng?

Có phải chúng ta đang yêu thú cưng quá đà?

Nguy hiểm đến tính mạng vì chó, mèo

Chó mèo tấn công có thể nguy hiểm đến tính mạng con người - Ảnh minh họa

Chó mèo tấn công có thể nguy hiểm đến tính mạng con người - Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước ghi nhận 46 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 31% so với cùng kì năm 2023 (35 ca).

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại chủ yếu từ nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vaccine phòng dại còn thấp. Theo Bộ NN&PTNT, “tổng đàn chó, mèo của cả nước hiện đã lên tới gần 7 triệu con, trong khi chỉ có khoảng 30%”. Về phía người dân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vaccine phòng dại kịp thời sau khi bị chó, mèo nghi bị dại cắn hoặc tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Nên tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi, đặc biệt chó, mèo - Ảnh minh họa

Nên tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi, đặc biệt chó, mèo - Ảnh minh họa

Cho tới nay, bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Virus bệnh dại rất nguy hiểm, dù là vết cắn hay vết xước nhỏ nhưng không được xử lý kịp thời sẽ tác hại khôn lường. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng, chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Tiêm phòng bệnh dại đầy đủ cho chó, mèo, vật nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo, đối với những vết cào, cắn không bị chảy máu, chảy máu ít, bầm tím hoặc bị xây xước nhẹ ngoài da, có thể tự sơ cứu vết thương tại nhà. Ngược lại, đối với những vết cào, cắn sâu và lớn trên 2cm, chảy máu nhiều thì cần vệ sinh vết thương nhanh để tránh nguy cơ mất máu quá nhiều, đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Nguy cơ mắc bệnh dại phụ thuộc vào số lượng virus dại có trong nước bọt, mức độ tổn thương và vị trí vết cắn. Cần chú ý đến các vết cào, cắn ở đầu, mặt, cổ vì những vùng tập trung nhiều dây thần kinh, nếu vết thương thuộc những vị trí này thì thời gian virus di chuyển từ vết cắn lên não là rất nhanh, vết thương càng nặng càng gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn và vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi bị chó, mèo tấn công ở đầu, cổ, cần liên hệ sớm với bác sĩ để có thể chỉ định chụp động mạch và thăm dò, điều trị.

Bên cạnh đó, cần thận trọng nếu bị chó, mèo tấn công ở các chi, đặc biệt bàn tay. Bàn tay con người có cấu tạo phức tạp với nhiều ngăn nhỏ và phần mô mềm bao bọc xung quanh các xương, khớp tương đối ít. Do đó nếu bị chó, mèo tấn công tại vị trí này cần kịp thời đến gặp bác sĩ, không tự ý khâu vết thương.

Khi bị chó, mèo, vật nuôi tấn công, kể cả con vật đã được tiêm phòng vaccine ngừa dại cần vệ sinh vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Tiếp theo, sát trùng vết thương với cồn 45-70%, cồn i-ốt hoặc povidone – iodine (nếu có). Trong quá trình vệ sinh vết thương cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm vết thương dập nát hoặc tổn thương lan rộng hơn. Sau đó nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp chữa trị kịp thời. 

 

 

Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm