- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Bệnh nhân nổi mề đay cần tránh xa tất cả những nguyên nhân gây ra bệnh
Điều trị mề đay không cần thuốc kháng histamine
Nổi mề đay do... đi bộ, chạy bộ
Điều trị mề đay bằng phương pháp loại trừ
Bố mẹ lùn, cho con ăn gì để cao?
Nguyên nhân gây bệnh mề đay
Bệnh nhân nổi mề đay cần được cách ly với bất kỳ nguyên nhân nào gây ra bệnh mề đay. Do đó, hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp họ biết được điều đầu tiên cần tránh là gì.
Đa số bệnh nhân bị mề day nổi là do dị ứng
Nguyên nhân gây bệnh mề đay khá đa dạng nhưng chủ yếu là:
- Một số loại thực phẩm có khả năng cao gây dị ứng (đặc biệt là đậu phộng, trứng, các loại hạt và hải sản).
- Thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh (đặc biệt là penicillin và sulfa), chống viêm, giảm đau như aspirin và ibuprofen.
- Vết côn trùng cắn.
- Kích thích vật lý, chẳng hạn như áp lực, lạnh, nóng, tập thể dục hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Đồ cao su, giường, nệm cao su…
- Truyền máu.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng
- Nhiễm virus như virus cảm lạnh thông thường, bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và viêm gan.
- Lông vật nuôi.
- Phấn hoa.
Những điều cần tránh khi mắc bệnh mề đay
Khi xác định được nguyên nhân nổi mề đay, điều đầu tiên bạn phải làm là tránh xa nguyên nhân đó, nếu không muốn lại bị nổi mẩn ngứa. Nếu bạn bị dị ứng với hải sản, hãy bỏ nó ra khỏi thực đơn, nếu bạn bị mẩn ngứa với giường cao su, hãy thay cho mình một chiếc giường gỗ mới. Tóm lại, bạn phải hạn chế tới mức thấp nhất việc phải tiếp xúc với các nguyên nhân gây nổi mề đay.
Khi đã bị nổi mề đay, bạn phải hạn chế dùng thuốc trong trường hợp không cần thiết. Thuốc kháng histamine đôi khi sẽ phản tác dụng nếu bạn cũng bị dị ứng luôn với loại thuốc này.
Không nên gãi mặc dù các vết mề đay sẽ rất ngứa. Hãy làm điều gì đó có thể khiến bạn phân tâm và quên đi cái ngứa đang hành hạ. Gãi nhiều không chỉ làm vết mề đay thêm nặng, nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da khu trú gây nhiễm trùng, khiến bệnh nhân tốn nhiều thời gian để chữa trị hơn. Ngoài ra, bệnh nhân không được sử dụng rượu bia, hạn chế tập thể dục và giảm căng thẳng vì đó đều là những yếu tố khiến mề đay nặng hơn.
Với các trường hợp mề đay, nếu để lâu và dai dẳng thì nguy cơ chuyển sang mề đay mãn tính là rất lớn. Do vậy, để hạn chế nguy cơ của mề đay mãn tính cũng như giảm thiểu triệt để tình trạng tái phát, bệnh nhân cần tăng cường chức năng thải độc, giải độc cũng như sức đề kháng để cơ thể đủ khỏe khi cần chống chọi với những nguyên nhân gây mề đay ở môi trường. Các thảo dược từ thiên nhiên như cao gan, cao nhàu, L-Carnitine fumarat đã được Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP.HCM nghiên cứu và khẳng định công dụng hỗ trợ điều trị mề đay và ngăn ngừa tái phát hiệu quả và đang được ứng dụng cùng phương pháp điều trị bằng kháng histamin đem lại kết quả rất tốt. Đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi được sử dụng phương pháp trên đã thoát khỏi tình trạng mề đay dai dẳng này.
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn