Điều trị mề đay không cần thuốc kháng histamine

Thận trọng khi điều trị mề đay bằng thuốc kháng histamin

Phụ nữ nên làm gì để luôn trẻ đẹp và xuân sắc?

Tràng hoa quấn cổ: Những điều mẹ bầu cần biết!

Uống đủ nước mỗi ngày: Chuyện nhỏ như con thỏ! (P.1)

Hướng dẫn mẹ cách cặp nhiệt độ cho bé chuẩn nhất

Thuốc kháng sinh

Mề đay do dị ứng gây ra mẩn ngứa, nóng rát khó chịu khiến bệnh nhân gãi nhiều nhưng càng gãi nhiều, các phản ứng mẩn ngứa càng trở lên nặng nề hơn và các vết xước trên da tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng khu trú.

Bệnh nhân mề đay rất dễ nhiễm trùng ở các vết mề đay do ngứa

Đặc biệt, nếu da bị kích thích bởi bệnh chàm với bệnh nhân bị nổi mề đay, da càng dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó, điều đặc biệt quan trọng là nhiễm trùng phải được điều trị ngay bằng kháng sinh. Điều trị kháng sinh là một phương pháp cần thiết khi bệnh nhân không thể dùng thuốc kháng histamine để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Ngay cả khi bệnh nhân dùng được thuốc kháng histamine, kháng sinh vẫn cần thiết nếu có các ổ nhiễm trùng trên da do người bệnh gây ra.

Cromoglicate

Cromoglicate được ứng dụng trong thuốc nhỏ mắt hoạt động bằng cách ngăn chặn các phản ứng của tế bào giải phòng histamine gây ra các vết mề đay. Cromoglicate có thể sử dụng để kết hợp với thuốc kháng histamine ngăn ngừa các phản ứng dị ứng gây ra mề đay. Cromoglicate là lựa chọn thay thế khi thuốc kháng histamine không có tác dụng chống lại dị ứng mắt hoặc không có nhiều tác dụng do cơ địa của bệnh nhân.

Thuốc kháng Leukotrienes

Leukotrienes là những chất được tiết ra từ hệ thống miễn dịch gây sưng và gây ra các triệu chứng nổi mề đay dị ứng. Thuốc kháng Leokotrienes giảm viêm, giảm sản xuất chất nhầy và có tác dụng tương tự như steroids nhưng không có nhiều tác dụng phụ.Ngoài việc trị mề đay dị ứng, loại thuốc này cũng được sử dụng để cộng thêm vào với các phương pháp điều trị bệnh hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.

Thuốc kháng kháng thể IgE

IgE, một loại kháng thể mạnh mẽ trong cơ thể, là một “vũ khí” mạnh nhất của hệ miễn dịch nhưng chính sự mạnh mẽ của nó đã khiến cho bệnh nhân nổi mề đay dễ tái phát bệnh khi họ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh mề đay. Thuốc kháng kháng thể IgE đang được nghiên cứu để “cộng” thêm vào các phương pháp điều trị dị ứng hiện có.

Cho dù điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào, nguyên tắc bất biến trong điều trị mề đay là ngăn cách bệnh nhân với những tác nhân gây nổi mề đay. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện và tăng cường chức năng gan thận để đẩy được các yêu tố dị nguyên gây mề đay ra khỏi cơ thể. 

Tiêu Bắc H+ (Theo Allergyuk)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu