Bệnh nấm miệng (tưa lưỡi) gây ra bởi nấm Candida có thể dẫn đến nhiễm trùng
Biện pháp khắc phục nấm miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ
Trẻ bị đốm trắng trong miệng và lưỡi do đâu?
Trẻ nấm miệng có nên dùng thuốc bôi dartarin?
Trẻ 8 tháng bị nấm miệng phải làm thế nào?
8 biện pháp tự nhiên giúp giảm nấm miệng
Nấm miệng là bệnh gây ra bởi nấm Candida, có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men trên lưỡi, vòm miệng, má trong, nướu và amidan. Thông thường, trong miệng, đường tiêu hóa và da của chúng ta đã có sẵn một lượng nhất định nấm Candida. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, vi sinh vật trong cơ thể sẽ mất cân bằng dẫn đến lượng nấm phát triển không kiểm soát và gây tình trạng nấm miệng. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ sơ sinh và thậm chí có thể lây truyền sang các bà mẹ đang cho con bú.
Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm vết nứt ở khóe miệng và đọng lại mùi khó chịu. Nó cũng có thể khiến người mắc cảm giác đau lưỡi hoặc nướu. Ngoài ra, việc ăn uống cũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí gây mất vị giác. Khi tổn thương tiến triển nặng, các vết loét có thể lan xuống thực quản gây nấm thực quản gây khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc nghẹn trong cổ họng.
Nguyên nhân phát triển bệnh
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bệnh là suy dinh dưỡng, những người có miễn dịch yếu (trẻ nhỏ hoặc người già), người mắc các bệnh về chuyển hóa, sử dụng kháng sinh lâu dài, hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém...
Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh lý này do sự hiện diện của nấm men trong môi trường hoặc thậm chí có thể lây từ cha mẹ vào thời điểm sinh, trong khi mang thai hoặc trong thời gian bú sữa mẹ.
Các nguy cơ khác gây bệnh nấm miệng có thể bao gồm: Nhiễm HIV; Lượng đường trong máu cao do mắc đái tháo đường (tiểu đường); Khô miệng hoặc nồng độ đường glucose cao trong nước bọt. Bên cạnh đó, nấm miệng là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị) khiến cơ thể giảm khả năng chống lại nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
Biến chứng của bệnh nấm miệng
Trong hầu hết các trường hợp, nấm miệng tương đối vô hại và chỉ cần dùng thuốc đơn giản là bệnh có thể được chữa trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng lan đến tim, mắt, não và các bộ phận khác của cơ thể, thậm chí, dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn.
Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh nấm miệng tại nhà
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng ít nhất 2 lần một ngày và nên dùng chỉ nha khoa để đảm bảo làm sạch tốt các kẽ răng. Đồng thời, kết hợp với súc miệng sát trùng bằng nước muối hoặc dung dịch baking soda hay giấm táo để kiểm soát vi khuẩn trong khoang miệng.
- Khám răng và lấy cao răng định kỳ: Đặc biệt, người bị đái tháo đường hay lắp răng giả cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng thường xuyên hơn.
- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đường và thức ăn có chứa men (bánh mì, bia, rượu vang…) vì có thể khiến lượng nấm Candida trong miệng gia tăng.
- Ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn: Một nghiên cứu cho thấy rằng các men vi sinh probiotics trong sữa chua có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida gây bệnh tưa lưỡi.
- Không dùng chung cốc và các dụng cụ với người khác.
- Bỏ thuốc lá.
- Sữa nghệ: Trộn khoảng nửa thìa cà phê bột nghệ với sữa, đun nóng và uống có thể có hiệu quả chống viêm và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng.
Bình luận của bạn