- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bệnh nhân bị đái tháo đường cần phải được kiểm tra thường xuyên
Tại sao đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh?
13 thực phẩm "tuyên chiến" với bệnh đái tháo đường
Suy giảm thị lực do biến chứng đái tháo đường
Nam giới 40 tuổi, phệ bụng: Hãy đi làm xét nghiệm đái tháo đường!
Nha khoa:
Bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm tra nha khoa 6 tháng/lần
Nếu bạn là một bệnh nhân bệnh đái tháo đường và không kiểm soát được lượng đường trong máu thì nguy cơ sâu răng là rất lớn. Tồi tệ hơn, bạn phải mất một thời gian dài để chữa lành được tình trạng sâu răng. Đây là lý do tại sao bạn nên đến gặp các nha sỹ 6 tháng/lần nếu bạn đang bị bệnh đái tháo đường.
Kiểm tra thần kinh:
Tiến hành các xét nghiệm thần kinh để xác định hệ thần kinh của bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường nếu gặp phải 1 số triệu chứng như tê liệt thần kinh, hoa mắt, chóng mặt... thì nên làm các chẩn đoán hình ảnh như EMG (điện cơ) và NCS (nghiên cứu dẫn truyền thần kinh). Những xét nghiệm này sẽ xác định xem hệ thần kinh của bệnh nhân đái tháo đường có đang hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra thận:
Bệnh đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng đến thận
Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận. Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó có thể làm hỏng các mạch máu trong thận. Vì thế, bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của thận, chẳng hạn xét nghiệm phân tích nước tiểu và siêu âm thận.
Kiểm tra lượng mỡ:
Bệnh nhân đái tháo đường nên kiểm tra lượng cholesterol trong máu và mức triglyceride
Nếu bị béo phì, cơ thể sẽ rất dễ phát triển rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu bị đái tháo đường và cả béo phì, bạn nên thực hiện các bài kiểm tra bắt buộc như là kiểm tra lượng cholesterol trong máu và mức triglyceride trong cơ thể. Những xét nghiệm này cần được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần đối với bệnh nhân bệnh đái tháo đường.
Huyết áp:
Sự gia tăng lượng đường trong máu làm tăng huyết áp
Bệnh nhân bệnh đái tháo đường cần theo dõi chặt chẽ về mức huyết áp. Sự gia tăng lượng đường trong máu làm tăng huyết áp, từ đó có thể dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
Xét nghiệm máu Hemoglobin A1c (HbA1c):
HbA1C là một xét nghiệm quan trọng mà bệnh nhân đái tháo đường không nên bỏ lỡ
HbA1C là một trong những xét nghiệm quan trọng mà bệnh nhân đái tháo đường không nên bỏ lỡ. Đây là phương pháp tốt nhất để kiểm tra mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân bị đái tháo đường. HbA1c cho kết quả bằng hoặc thấp hơn 7% có nghĩa là đường huyết được kiểm soát tốt. Nếu kết quả bằng hoặc cao hơn 8% cho biết đường huyết đã tăng quá cao trong thời gian dài.
Kiểm tra mắt:
Đường trong máu có thể làm hỏng các mạch máu ở võng mạc
Lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ làm hỏng các mạch máu ở võng mạc và gây nên bệnh võng mạc đái tháo đường. Vì thế, bệnh nhân đái tháo đường nên tiến hành kiểm tra võng mạc để đảm bảo đôi mắt được an toàn và phát hiện sớm các vấn đề như tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể.
Bình luận của bạn