Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới
Nam giới 40 tuổi, phệ bụng: Hãy đi làm xét nghiệm đái tháo đường!
Đái tháo đường ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?
Bà bầu có nên sử dụng TPCN đái tháo đường?
13 thực phẩm "tuyên chiến" với bệnh đái tháo đường
Tại Hội thảo “Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã nhấn mạnh: “Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã và đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền của cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công nghiệp”.
ThS.BS. Nguyễn Huy Cường - Trưởng phòng khám Chuyên khoa Nội tiết, Thái Hà, Hà Nội cho biết, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 6 - 7% người trưởng thành mắc đái tháo đường, tuy thấp hơn so với các nước ở cùng khu vực như: Singapore là 13% và Philipines có tới 1/3 dân số bị đái tháo đường. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ người mắc bệnh trong các năm gần đây ở nước ta là một dấu hiệu đáng báo động.
Theo BS. Cường nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ, ít dinh dưỡng, thừa năng lượng, lối sống ít vận động và áp lực từ cuộc sống,… là những yếu tố khiến bệnh đái tháo đường gia tăng.
Người Việt Nam vẫn có thói quen tích trữ nhiều thứ nhưng lại chưa có thói quen tiêu dùng hợp lý, đặc biệt là tiêu dùng cho sức khỏe. Nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn ra mua quần áo… nhưng lại không sẵn sàng chi tiền để đi khám bệnh.
Về chế độ dinh dưỡng, trong bữa ăn chủ yếu vẫn là tinh bột trong khi các thành phần dinh dưỡng khác thì lại không được cân đối. Hơn nữa, nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm tinh chế hơn như thích uống nước cam ép hơn là ăn cam, uống các loại nước ngọt, sinh tố… dẫn đến thiếu hụt chất xơ, làm tăng nguy nguy cơ béo phì và đái tháo đường. Ngoài ra cũng phải kể đến “bài toán” về tổng lượng calo cần thiết trong một ngày, một số người thực hiện chế độ ăn kiêng, không ăn chất béo, giảm tinh bột có khi còn kiêng hẳn trong bữa ăn nhưng đến khi đói thì lại bổ sung các loại thực phẩm khác dẫn đến tổng lượng calo vượt quá nhu cầu, thừa calo và dẫn đến việc ăn kiêng mất tác dụng.
Một điều nữa đó là tình trạng lười vận động, nhất là những người làm việc văn phòng, làm tăng tỷ lệ béo phì và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh đái tháo đường. Do vậy, để phòng tránh đái tháo đường ngoài việc duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc thường xuyên tập luyện và tăng cường vận động là rất cần thiết.
Bình luận của bạn