Bệnh rung nhĩ và đột quỵ - “đôi bạn” đồng hành nguy hiểm

Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường

6 cách phòng ngừa rối loạn nhịp tim, tim đập không đều

Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 50%

Chế độ ăn kiêng low-carb có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

Cảnh giác với những thực phẩm có thể kích hoạt cơn rung nhĩ

Rung nhĩ không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu vì làm nhịp tim tăng lên đến 250 - 300 nhịp/phút (tim đập 60 - 100 nhịp/phút là bình thường), làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ của người bệnh lên gấp 5 lần, thậm chí nhiều hơn. Thêm vào đó, theo BS. Jose Osorio (người Mỹ), cơn đột quỵ do rung nhĩ gây ra có thể làm tăng nguy cơ tàn tật, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người bệnh.

Một nghiên cứu năm 2017 đã đưa ra thống kê cho thấy cứ 4 ca đột quỵ lại có 1 trường hợp xảy ra do rung nhĩ. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người nhận ra mối liên hệ nguy hiểm giữa hai tình trạng này.

Người bệnh rung nhĩ nên cẩn thận với nguy cơ đột quỵ

Người bệnh rung nhĩ có thể trải qua nhiều cơn đột quỵ, bao gồm cả những cơn đột quỵ thầm lặng (không gây ra triệu chứng nhưng có thể xuất hiện khi quét não). Theo thời gian, các cơn đột quỵ do rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ chứng sa sút trí tuệ, tàn tật lên gấp 2 lần so với trường hợp đột quỵ ở người bình thường.

Khi bị rung nhĩ, mặc dù tim đập rất nhanh nhưng lại bơm máu không hiệu quả, điều này khiến máu bị ứ đọng trong tim và hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ theo máu tới các cơ quan khác trong cơ thể, đến não gây đột quỵ, đến tim gây nhồi máu cơ tim.

Bệnh rung nhĩ cũng có thể gây ra các triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Một số người bệnh rung nhĩ cho biết họ có các triệu chứng đau đớn, khó chịu, ngực như rung lên trong khi đó một số người hoàn toàn không cảm thấy có gì khác lạ. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, người bệnh rung nhĩ vẫn có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Một số triệu chứng rung nhĩ phổ biến bao gồm: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, trống ngực, khó thở, hay thấy lo lắng, chóng mặt, ngất xỉu…

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ, bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất với mình. Các biện pháp điều trị rung nhĩ thường tập trung vào mục tiêu kiểm soát nhịp tim, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ.

Hiện một trong những phương pháp điều trị rung nhĩ mới nhất là triệt đốt rối loạn nhịp tim qua ống thông. Phương pháp này được cho là có thể giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể cho người bệnh rung nhĩ. Bên cạnh đó, việc bổ sung các thảo dược có tác dụng làm tan cục máu đông như cao natto (nattoenzyme), làm giảm và ổn định nhịp tim như khổ sâm cũng góp phần làm tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cũng như nhồi máu cơ tim ở người bệnh rung nhĩ.

Vi Bùi H+ (Theo Finance.yahoo)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim

Với thành phần chính là Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương là sản phẩm dành hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:

- Hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim nhanh, giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.

- Phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… kiểm soát nhịp tim dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch