Dấu hiệu cún cưng bị sỏi thận và cách điều trị

Bệnh sỏi thận thường diễn biến trong khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng khiến cún cưng chán ăn, mệt mỏi và đau buốt khi tiểu.

Khi chó cưng đi làm đầu: Vừa "chảnh" vừa sành!

Cún cưng: Không chỉ đáng yêu mà còn vô vàn lợi ích cho sức khỏe

Cười ngất với những tư thế ngủ bá đạo của các cún cưng

Thú cưng cũng giúp chữa lành

Chi bộn tiền cho việc nuôi thú cưng

Nguyên nhân khiến cún mắc sỏi thận?

Sỏi thận là những mảnh khoáng chất được hình thành trong thận của chó. Theo TS.BS Thú y người Mỹ, Celester Clements, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành sỏi thận:

- Sỏi chuyển hóa (sỏi calci oxalat): Được hình thành do sự mất cân bằng các chất trong máu hoặc nước tiểu của chó từ đó khiến chúng kết tinh lại và tạo thành sỏi.

- Sỏi do nhiễm trùng (sỏi struvite): Loại sỏi này hình thành do các vi khuẩn gây nhiễm trùng ở thận. Vi khuẩn sẽ sản sinh ra các chất làm thay đổi thành phần của nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi.

Dấu hiệu nhận biết

Việc chẩn đoán sỏi thận ở chó đôi khi gặp khó khăn do các triệu chứng của bệnh này có thể tương tự như nhiều bệnh khác như bệnh thận và đái tháo đường. Để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của cún cưng, bạn nên đưa chúng đi khám tại các bệnh viện thú y có uy tín.

Tuy nhiên, theo TS. Clements, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết và triệu chứng phổ biến khi cún cưng mắc sỏi thận:

- Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt

- Nôn mửa

- Giảm cân, chán ăn

- Mệt mỏi

- Trầm cảm

- Đi tiểu ra máu, đau/buốt khi tiểu

- Viêm đường tiết niệu tái lại nhiều lần

- Có nhiều cặn trong nước tiểu.

Một số giống chó nhỏ được coi là dễ bị sỏi thận hơn bao gồm: chó Lhasa Apso, chó sục Yorkshire, chó Schnauzer cỡ nhỏ, chó Shih Tzu. Ngoài ra, chó đốm cũng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn do một đột biến gen đặc trưng của giống. Đột biến này khiến cơ thể chúng gặp khó khăn trong việc xử lý một loại acid nhất định, từ đó làm tăng khả năng hình thành sỏi thận...

Một số giống chó nhỏ dễ mắc sỏi thận

Một số giống chó nhỏ dễ mắc sỏi thận

Cách điều trị

Để xác định chính xác tình trạng sỏi thận ở chó, bác sĩ thú y thường sử dụng một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Chụp X-quang là một trong những phương pháp phổ biến, giúp phát hiện các loại sỏi có mật độ khoáng hóa cao. Tuy nhiên, đối với một số loại sỏi như sỏi urat, siêu âm sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu và nước tiểu cũng cung cấp những thông tin quan trọng về chức năng thận và thành phần của sỏi, giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Theo BS. Thú y Alicen Tracey (Mỹ), trong trường hợp sỏi thận gây ra những cơn đau dữ dội hoặc tổn thương thận nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là giải pháp cần thiết để loại bỏ hoàn toàn sỏi. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật, các bác sĩ thú y thường cân nhắc kỹ lưỡng về tình trạng sức khỏe tổng quát của thú cưng và các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn. Cụ thể, việc điều trị bằng thuốc hoặc chế độ ăn đặc biệt có thể giúp hòa tan sỏi hoặc ngăn chặn sự hình thành sỏi mới.

Trong một số trường hợp, nếu sỏi không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu, bác sĩ thú y có thể sẽ theo dõi thêm mà chưa cần can thiệp bất kì biện pháp nào.

Sỏi thận ở chó là một bệnh mạn tính có thể tái phát. Tuy nhiên, để có được những thông tin chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của chó và đưa ra những lời khuyên hữu ích để làm giảm nguy cơ tái phát.

 
Hà Chi (Theo Daily Paws)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà