Cún cưng nổi điên tấn công người: Ngăn chặn thế nào?

Dấu hiệu chó sắp tấn công người như thế nào?

Cún cưng: Không chỉ đáng yêu mà còn vô vàn lợi ích cho sức khỏe

Khi chó cưng đi làm đầu: Vừa "chảnh" vừa sành!

Cười ngất với những tư thế ngủ bá đạo của các cún cưng

Video: Khoảnh khắc khỉ Capuchin âu yếm cún con

Theo Colleen Demling - một chuyên gia về cún cưng từ Dogtopia, cơ sở chăm sóc cún cưng lớn nhất nước Mỹ, dưới đây là những gì bạn cần biết để nhận diện nguy hiểm và ngăn chặn các cuộc tấn công của chó.

Cách tốt nhất để ngăn chặn chó tấn công người?

Điều quan trọng là không bao giờ được chạm vào chó của người khác mà không được sự đồng ý hay hợp tác của cả chủ chó và chính chú chó đó. Bạn có thể là người yêu chó, nhưng không phải chú chó nào cũng thân thiện với tất cả mọi người. Một cách tiếp cận đột ngột hoặc vô ý có thể kích hoạt chế độ tấn công của chó.

Là chủ cún cưng, bạn có thể làm gì để ngăn chặn chúng tấn công người?

Phòng ngừa luôn là chìa khóa trong mọi trường hợp. Khi ra ngoài đường, nơi công cộng, các chú cún cưng phải được đeo rọ mõm và có người dắt. Nếu bạn nuôi giống chó to, chó chọi (chó ngao, pitbull…), không nên thả rông chúng và hạn chế người lạ tiếp cận với chúng. Chó hiếm khi tấn công người. Nhưng khi chúng đã có tiền sử cắn người, bạn cần cách ly chúng càng sớm càng tốt. Khi nghi ngờ, hãy để chúng ở nhà, trong chuồng hoặc sân nhà kín cổng cao tường.

Dấu hiệu chó có thể tấn công bạn?

Hãy quan sát hành vi của chú chó. Khi sợ hãi, chó thường có những phản xạ tự nhiên như sủa, thu người lại hoặc chồm lên để tấn công. Những chú chó bị sợ hãi có thể tấn công người hoặc ẩn nấp, trốn tránh. Một chú chó bị kích động sẽ có nhiều cử động giật hoặc không có cử động nào cả (căng cứng). Đừng tiếp cận một con chó bị xích, vì nó rất dễ tổn thương và có thể phản ứng tiêu cực.

Một số phản xạ bản năng liên quan đến hành vi tấn công của chó như: Tự vệ (chó bị tấn công hoặc đe dọa sẽ có phản ứng cắn; Săn mồi (chó tưởng người là con mồi, đặc biệt khi người chạy hoặc có hành vi bất thường); Cầm giữ thức ăn (chó sợ bị cướp mồi); Con đầu đàn (do chủ quá chiều nên chó “nhờn” mặt); Lãnh thổ (con vật hoặc người lạ đi vào phạm vi của chúng); Bầy đàn (một con cắn thì các con khác bắt chước theo); Sinh dục (chó mẹ bảo vệ con, chó đực bảo vệ chó cái)…

Làm gì khi bạn bị chó tấn công?

Điều quan trọng nhất là bạn phải giữ bình tĩnh. Đánh lạc hướng chó bằng một vật khác, đừng cố bỏ chạy, tự bảo vệ mình bằng bất cứ thứ gì bạn có, ví, túi xách, ba lô… Đừng quay lưng lại với chó hay nhìn vào mắt chúng, vì tất cả những thứ đó có thể khiến con chó phát điên lên. Nếu bị ngã xuống đất khi bị chó tấn công, hãy cố gắng bảo vệ mặt, ngực và cổ họng.

Bạn nên làm gì khi chó của bạn tấn công một người nào đó hoặc một con chó khác?

Nếu con chó của bạn tấn công người khác, hãy bình tĩnh. Nếu bạn la hét, chó của bạn sẽ có khả năng tấn công nhiều hơn. Thay vào đó, nhanh chóng nắm lấy chân sau của chó và nhấc bổng chúng lên. Hầu hết chó sẽ nhanh chóng ngừng chiến đấu nếu bị nhấc bổng lên không khí. Nếu có đường ống nước ở gần đó, hãy phun vào chó để ngừng cuộc tấn công lại.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp