Bảo vệ sức khỏe trong những ngày đầu Hè như thế nào?

Thời tiết những ngày chớm Hè ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Trẻ viêm đường hô hấp hàng loạt vì nắng nóng đầu hè

Uống nước đá vào thời điểm nào có thể gây hại cho sức khỏe?

Ngoài nước, đây là 5 thức uống giải nhiệt mùa Hè

Dự báo thời tiết: Bắc Trung Bộ nắng nóng diện rộng

Kiệt sức do nhiệt, say nắng

Tại các tỉnh Trung Bộ, nhiệt độ sau 11h có thể tăng cao đến gần 40 độ C. Nhiệt độ cao kèm nắng nóng có thể dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến nhiệt, trong đó có say nắng và kiệt sức do nhiệt.

Người bị kiệt sức do nắng nóng có triệu chứng đổ mồ hôi, mạch nhanh, buồn nôn choáng váng, chuột rút cơ bắp, thở hụt hơi. Tình trạng này dễ xảy ra với người lớn tuổi, người bị tăng huyết áp hoặc hoạt động mạnh ngoài trời. Khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn cần tìm nơi râm mát để vào tránh nắng ngay lập tức, uống nước hoặc đắp khăn ướt (nếu có) để hạ nhiệt độ cơ thể.

Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng kiệt sức do nhiệt có thể trở thành say nắng. Khi đó, nhiệt độ bên trong cơ thể người bệnh cũng tăng cao, da đỏ ửng và có thể dẫn đến bất tỉnh. Người bị say nắng cần được cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đau đầu 

Đau đầu do mất nước dễ xảy ra trong những ngày nóng bức

Nhiệt độ thay đổi đột ngột trong ngày có thể khiến những người nhạy cảm với thời tiết có thể bị đau đầu thường xuyên hơn. Nguyên nhân gây đau đầu có thể do tình trạng mất nước khi cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi. Cảm giác đau nhức càng nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên di chuyển giữa phòng có máy lạnh với không gian bên ngoài.

Để ngăn ngừa tình trạng đau đầu trong ngày nắng nóng, bạn cần uống đủ nước, đặc biệt khi phải hoạt động gắng sức. Khi di chuyển ngoài trời, bạn cần chuẩn bị trang phục che chắn cơ thể, tránh để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng.

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cần giúp trẻ phòng tránh các bệnh lây qua đường hô hấp

Thời tiết đầu Hè vẫn còn hơi lạnh về đêm và sáng sớm, dễ gây ra tổn thương niêm mạc đường thở, khiến trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phổi. Các triệu chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ không biểu rõ ràng như ở trẻ lớn, nhiều bé thậm chí còn không sốt, không ho, khiến cha mẹ khó phát hiện bệnh kịp thời. 

Cha mẹ không nên chủ quan khi thời tiết ấm lên, đồng thời cần điều chỉnh quần áo của trẻ phù hợp với thời điểm ra đường. Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và tiêm phòng đầy đủ.

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim hiện hữu trong những ngày Hè

Những ngày gần đây, các cơ sở y tế trên cả nước ghi nhận nhiều ca đột quỵ và nhồi máu cơ tim ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ (độ tuổi 30). Tình trạng này dễ xảy ra vào buổi sáng (thậm chí 3-4h sáng), trong đó, người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, chỉ số mỡ máu cao hoặc hút thuốc nhiều năm là đối tượng có nguy cơ cao.

Thời tiết nắng nóng vào ban ngày có thể khiến cơ thể mất nước, hạ huyết áp. Tuy nhiên, nhiệt độ giảm đột ngột về đêm và sáng sớm có thể gây hiện tượng co mạch, dễ dẫn đến hình thành huyết khối trong lòng mạch máu, tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.

Để dự phòng đột quỵ, người cao tuổi nên mặc đủ ấm vào ban đêm, thích hợp vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên khi trời nóng. Người có nguy cơ cao nên tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra, người ở độ tuổi 30-45 cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp