8 lầm tưởng về bệnh tim mạch

Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của bệnh tim giúp điều trị bệnh hiệu quả

Sinh non khiến phụ nữ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sinh non khiến phụ nữ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Phụ nữ dễ chết vì bệnh tim hơn đàn ông

Chuyên gia Mỹ khuyến cáo: 7 TPCN nên tránh xa khi bị bệnh tim

Một số "siêu thực phẩm" có thể ngăn ngừa bệnh tim.

Không có thực phẩm ngăn ngừa bệnh tim. Một số thực phẩm như: Việt quất, lựu, óc chó, cá có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng nó không thể giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, một số chế độ ăn lại có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim như chế độ ăn Địa Trung Hải. Theo nhiều nghiên cứu, chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp giảm khoảng 30% nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ hoặc tử vong vì bệnh tim mạch. 

Chế độ ăn Địa Trung Hải giúp ngăn ngừa bệnh tim

Chất béo có hại cho tim của bạn

Số người chết vì bệnh tim ở Mỹ mỗi năm nhiều hơn số người chết vì các loại ung thư

Nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều chất béo sẽ gây hại cho sức khỏe, gây bệnh tim mạch và gây béo phì. Chính vì thế, họ tẩy chay, xa lánh chất béo và cho rằng đó là cách để bảo vệ bản thân, nhất là những người ăn kiêng. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh một số loại chất béo như chất béo không bão hòa có công dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường trao đổi chất.

Bệnh tim do di truyền

Bệnh tim có tính chất di truyền, những người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim thì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với những người bình thường. Tuy nhiên tỷ lệ này không cao, có 90% người bị bệnh mạch vành (một loại bệnh tim mạch phổ biển) do lối sống không lành mạnh như hút thuốc, ăn nhiều chất béo có hại hoặc lười tập thể dục.

Trẻ có thể bị di truyền bệnh tim từ cha mẹ

Bạn dễ dàng nhận biết các triệu chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó thường không có triệu chứng cho đến khi nó gây ra một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bạn chỉ có thể phát hiện ra mình bị tăng huyết áp khi đo huyết áp. Vì vậy, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, như có tiền sử gia đình mắc bệnh, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, nên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm.

Hàm lượng cholesterol toàn phần của bạn là chỉ số cholesterol quan trọng nhất

Cholesterol (hay mỡ trong máu) được tạo ra từ gan để phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Trong gan, cholesterol sẽ kết hợp với protein tạo ra 2 dạng cholesterol là: LDL và HDL, được vận chuyển vào trong máu. Tổng số cholesterol bao gồm cả cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu LDL. Nhiều người nghĩ rằng cholesterol tốt trong cơ thể sẽ cải thiện những tác động xấu cho cholesterol xấu gây ra. Thực tế không phải vậy. Để xác định nguy cơ mắc bệnh mạch vành, người bệnh cần kiểm tra chỉ số LDL trong máu.

Xét nghiệm cholesterol giúp phát hiện sớm bệnh tim mạch

Phụ nữ không cần lo lắng về bệnh tim

Đàn ông có xu hướng phát triển bệnh mạch vành và đau tim ở tuổi trẻ hơn phụ nữ, nhưng sau khi mãn kinh, nguy cơ đau tim ở phụ nữ và nam giới ngang bằng nhau.

Mức độ cholesterol rất cao vẫn có thể giảm bằng chế độ ăn uống 

Nếu mức cholestrol LDL của bạn quá cao, bạn cần phải uống thuốc hạ cholesterol hoặc thuốc statin để giảm cholesterol. Bởi vì gan thường sản xuất tới 75% lượng cholesterol trong máu và chỉ có 25% được tạo ra từ thực phẩm. Một chế độ uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm cholesterol xấu nhưng không nhiều.

Chế độ ăn hợp lý có thể giảm lượng cholesterol trong cơ thể

Nên đặt stent thay vì phẫu thuật vì stent an toàn hơn

Khi bệnh mạch vành, bệnh nhân thường được bác sỹ khuyên nên đặt stent. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên đặt stent. Với những bệnh nhân có thương tổn mạch vành phức tạp như bị thương tổn cả 3 thân động mạch vành, thân chung, chức năng tim bị ảnh hưởng nhiều thì phẫu thuật chứ không phải là can thiệp động mạch vành qua da hay đặt stent mới là phương pháp điều trị cho kết quả lâu dài tốt nhất.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch