- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Bệnh vảy nến có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương đương nhau.
Cách chữa vảy nến hiệu quả không phải ai cũng biết
Đi tìm chế độ ăn phù hợp với người bệnh vảy nến
Cẩn trọng trong việc chọn thuốc điều trị bệnh vảy nến
Cách phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến khi vào mùa Đông
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã có kết luận chung về hai yếu tố chính: di truyền và hệ thống miễn dịch.
Theo đó, bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch. Trong cơ thể bình thường, các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và chống lại nhiễm trùng. Ở bệnh vẩy nến, các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.
Cuộc tấn công sai lầm này làm kích hoạt các tế bào da mới hình thành quá nhanh. Thông thường, các tế bào da được thay thế sau mỗi 10 - 30 ngày. Với bệnh vẩy nến, các tế bào mới phát triển cứ sau 3 - 4 ngày. Sự tích tụ của các tế bào cũ được thay thế bởi các tế bào mới tạo ra các vảy bạc. Việc tế bào lympho T tấn công vào các tế bào da cũng khiến các vùng da bị viêm, đỏ.
Bệnh vẩy nến có tính chất di truyền, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bệnh thường có xu hướng di truyền bỏ qua một thế hệ. Ví dụ, ông nội bị bệnh, thì cháu trai có nguy cơ bị bệnh cao. Nhìn chung, bạn có nguy cơ bị bệnh vẩy nến cao hơn nếu có thành viên trong gia đình bị bệnh.
Bên cạnh đó, bị nhiễm khuẩn (đặc biệt là liên cầu khuẩn), tâm lý căng thẳng và sử dụng các loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống đau tim có thể làm gia tăng khả năng mắc vảy nến cũng như khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị bệnh vảy nến
Cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh vảy nến cũng cần dùng thuốc lâu dài mới kiểm soát được bệnh. Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng và sự xuất hiện của các mảng vảy da.
Trong hầu hết các trường hợp, lần đầu bác sĩ sẽ dùng phương pháp điều trị tại chỗ bằng các loại kem, thuốc mỡ, dưỡng chất tương tự vitamin D hoặc corticosteroid bôi lên da.
Nếu những cách này không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ dùng liệu pháp quang học, tiếp xúc với một số loại tia cực tím.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, người bệnh có thể được ứng dụng phương pháp điều trị toàn thân bằng những loại thuốc uống hoặc tiêm có tác dụng trên toàn bộ cơ thể.
Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển triệu chứng vảy nến hiệu quả
Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính sói rừng để hỗ trợ giảm nguy cơ tiến triển triệu chứng vảy nến một cách hiệu quả.
sản phẩm có thành phần chính cao sói rừng đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho hiệu quả cải thiện vảy nến một cách tích cực, có tới 80,05% người dùng sạch tổn thương và cải thiện tốt bệnh vảy nến sau vài tuần sử dụng. Sau 3-6 tháng tình trạng bệnh đã vẩy nến đã giảm hẳn, da mịn màng. Đặc biệt sản phẩm không gây mỏng da, teo da như nhiều phương pháp điều trị khác.
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây bệnh vẩy nến để có biện pháp phòng tránh. Người bị vảy nến nên dùng sản phẩm có thành phần chính từ cây sói rừng để giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến.
Việt An
TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, á sừng,...) từ cây Sói rừng
Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…
Sản phẩm Kim Miễn Khang được tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Bình luận của bạn