Bệnh vẩy nến và những điều bạn nên biết

Vẩy nến là một trong những căn bệnh về da thường gặp

Vẩy nến: Khi bệnh lành tính trở thành gánh nặng

Bệnh vẩy nến: Hy vọng, Hành động và Thay đổi

Vẩy nến và các thể bệnh thường gặp nhất

Những biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát bệnh vẩy nến

1. Bệnh vẩy nến là bệnh da lành tính

Bệnh vẩy nến đã xuất hiện từ thời thượng cổ và là một trong những căn bệnh về da thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ bệnh nhân mắc vẩy nến dao động khoảng 1 - 3% dân số. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát nhưng lành tính và không lây lan. Bệnh hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tình dục của người bệnh.

2. Bệnh không thể chữa khỏi

Bệnh vẩy nến là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch rối loạn hoạt động và tấn công lại chính các tế bào của cơ thể, tạo nên những màng ngăn bám chặt trên da. Những mảng bám này có thể tự sinh ra các tế bào da nhiều gấp 10 lần so với thông thường và nổi lên thành những vẩy trắng.

Vẩy nến đặc trưng bởi những tổn thương trên da

Bệnh vẩy nến giống với các loại bệnh tự miễn khác, đa phần không thể điều trị dứt điểm. Theo các nhà khoa học, hiện nay, chưa có một loại thuốc, một phương pháp nào giúp điều trị bệnh khỏi hẳn. Những phương pháp hiện tại chỉ giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian ổn định của bệnh.

3. Mối liên quan stress – vẩy nến

Theo GS.TS Trần Hậu Khang – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Da liễu châu Á, stress là một trong những yếu tố làm khởi phát và trầm trọng bệnh vẩy nến. Ngược lại, căn bệnh này cũng có thể gây những chấn thương tâm lý trầm trọng ở người mắc phải. “Nhiều người tự cảm thấy rằng mình có lỗi hoặc như bị trời phạt, trời đày, ở châu Âu người ta gọi là “Chúa phạt”, thậm chí, có những người bị trầm cảm hoặc có những hành động rất dại dột”, GS.TS Trần Hậu Khang cho biết.

4. Bệnh có thể bị nhầm với... giang mai, AIDS

Triệu chứng của bệnh vẩy nến là các tế bào da chết dày lên, da khô và xuất hiện các nốt vẩy như vẩy cá. Thời gian đầu bệnh gây tổn thương da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bụng, hông, nặng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến móng, khớp, bệnh nặng có thể lan ra toàn thân... Theo ông Trần Hồng Thường - Chủ tịch Chi hội Vẩy nến Việt Nam: “Bệnh vẩy nến thể hiện là những tổn thương trên da nên người mắc bệnh này thường xấu hổ và tìm cách che giấu làn da của mình. Nhìn qua dễ bị nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác như phong, giang mai, thậm chí cả HIV/AIDS”.

5. Điều trị không đúng cách dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Người dân Việt Nam đa phần có tâm lý “có bệnh vái tứ phương”, nhưng nhiều khi mất rất nhiều tiền cũng không chữa khỏi được bệnh. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân vẩy nến bị biến chứng nặng do tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh, gây ra biến chứng nặng nề.

Theo GS.TS Trần Hậu Khang:“Hiện nay, Viện Da liễu Trung ương tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân điều trị bệnh vẩy nến sai cách, dẫn đến bị ngộ độc gan, thận, đỏ da toàn thân, biến chứng nặng từ vẩy nến thể giọt sang vẩy nến thể mảng, thành thể toàn thân, các biến chứng khớp, móng, vẩy nến thể mủ. Các biến chứng này đều rất nặng, có những trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp”.

Để điều trị vẩy nến, bệnh nhân rất cần sự tư vấn, hỗ trợ từ các bác sỹ, dược sỹ có chuyên môn cao. Bệnh tiến triển thất thường, dai dẳng nên cần kiên trì điều trị, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, tránh stress để giảm triệu chứng và ổn định bệnh.

Các bệnh nhân vẩy nến có thể ưu tiên sử dụng kem bôi thảo dược có chứa các thành phần thiên nhiên, không gây kích ứng da như chitosan, phá cố chỉ, ba chạc, lá sòi... để tẩy sạch vẩy da, làm sạch các tế bào da chết, làm dịu da, dưỡng ẩm cho da, giúp giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến.

Thụy Hà H+

Bị vẩy da, đừng quên kem dược liệu Explaq
Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti. Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, sạch vẩy, điển hình là kem dược liệu Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy da và các tế bào da chết, dưỡng da và duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại và mịn màng.
Để làn da sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi, cần lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi ngày 3 - 4 lần vào buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.
XNQC: 091/13/QCMP-HN

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh
* Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu