Cảnh giác với bệnh viêm não tự miễn ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm não tự miễn có thể ảnh hưởng tới các chức năng não bộ như khả năng ghi nhớ, nhận thức…

Viêm não do sốt xuất huyết: Hiếm gặp nhưng nguy hiểm tính mạng

Viêm não Nhật Bản gia tăng, làm sao để phòng bệnh?

Viêm não vào mùa, cha mẹ cần biết những thông tin gì về bệnh?

Không tiêm vaccine, trẻ nguy kịch vì viêm não Nhật Bản

Với bệnh viêm não tự miễn, các tự kháng thể có thể tấn công nhắm đích tới các thụ thể (receptor) trên bề mặt tế bào thần kinh, hoặc tấn công các synap (điểm nối giữa các sợi thần kinh) và dẫn tới viêm não nặng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới các chức năng não như khả năng biểu đạt cảm xúc, tâm thần, bộ nhớ, nhận thức, khả năng giải quyết vấn đề… của người bệnh.

Các dạng viêm não tự miễn thường gặp

Có các dạng viêm não tự miễn sau:

- Hội chứng cận ung thư.

- Viêm não NMDAR-/Limbic.

- Viêm tủy - thị thần kinh.

- Bệnh đa dây thần kinh.

- Hội chứng SPS (Stiff - person symdrome).

- Bệnh nhược cơ.

Trong số các dạng trên, viêm não limbic kháng thụ thể N-methyl D asparate (NMDA) là dạng có xu hướng ngày càng phổ biến hơn, có thể là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh viêm não tự miễn. Các nhà khoa học cũng công nhận đây là dạng viêm não nguy hiểm, đặc biệt với thanh thiếu niên và trẻ em.

Viêm não tự miễn dạng NMDA là dạng viêm não nguy hiểm với thanh thiếu niên và trẻ em

Viêm não tự miễn dạng NMDA là dạng viêm não nguy hiểm với thanh thiếu niên và trẻ em

Cảnh giác với các triệu chứng có thể cảnh báo viêm não tự miễn dạng NMDA ở trẻ

Một số triệu chứng phổ biến như sau:

- Không giữ được thăng bằng.

- Tê hoặc yếu một phần cơ thể.

- Nói chậm hoặc không nói được.

- Thị giác kém.

- Ảo giác thị giác, thính giác.

- Không tự chủ được hành động.

- Trí nhớ bị xáo trộn.

- Suy giảm nhận thức.

- Suy giảm ý thức nhất định, có thể rơi vào hôn mê.

- Động kinh, kích thích.

- Lo lắng quá mức, hoang tưởng.

Chẩn đoán bệnh viêm não tự miễn NMDA

 

Viêm não tự miễn là một bệnh đa khoa, do đó việc chẩn đoán và điều trị thường đòi hỏi sự phối hợp của nhiều khoa lâm sàng như: Khoa thần kinh, khoa tâm thần, khoa bệnh nhiệt đới, khoa bệnh tự miễn, thậm chí cả khoa ung bướu. Nguyên nhân là bởi:

- Người bệnh thường có các triệu chứng lâm sàng liên quan đến thần kinh với đa dạng biểu hiện và mức độ khác nhau.

- Căn nguyên của bệnh là do hệ thống miễn dịch trong cơ thể gặp vấn đề sản sinh ra tự kháng thể chống lại các thụ thể trên bề mặt não và các tế bào não. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị cần sự can thiệp của các bác sỹ, chuyên gia về bệnh tự miễn.

Tại khoa Sinh học phân tử các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, các chuyên gia, bác sỹ có ứng dụng xét nghiệm viêm não tự miễn NMDA bằng kỹ thuật huỳnh quang gián tiếp của EUROIMMUN để chẩn đoán viêm não tự miễn NMDA ở trẻ nhỏ. Đây được đánh giá là xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm não tự miễn NMDA một cách chính xác và nhanh chóng.

Điều trị bệnh viêm não tự miễn thế nào?

Nhìn chung, phác đồ điều trị có thể khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số loại thuốc kháng viêm corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch có thể được dùng để kiểm soát tình trạng viêm trong não bộ. Một số bệnh nhân có thể phải dùng thuốc điều trị co giật hoặc thuốc điều trị các triệu chứng tâm thần khác.

Một khi tình trạng viêm não cơ bản được kiểm soát, các bác sỹ có thể tập trung vào việc phục hồi chức năng lâu dài cho người bệnh, bao gồm các hoạt động như vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ… để giúp người bệnh phục hồi chức năng.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ