Ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa
Những thay đổi lối sống mà người bệnh đái tháo đường nên làm
9 thói quen gây bệnh đái tháo đường mà bạn không hề ngờ tới
Bị áp bức tại nơi làm việc có thể tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tới 46%
Ngày Đái tháo đường Thế giới: 10 sự thật có thể bạn chưa biết
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 1.000 nam giới và phụ nữ trung niên trong vòng 5 năm, ghi nhận lại cách ăn uống của họ và tầm soát bệnh đái tháo đường. Những tình nguyện viên được chia làm 3 nhóm: Nhóm có thói quen ăn chậm rãi, nhóm ăn với tốc độ trung bình và nhóm thường xuyên phải ăn thật nhanh để tiết kiệm thời gian.
Kết quả sau 5 năm cho thấy, chỉ hơn 2% số người thuộc nhóm ăn chậm phát triển hội chứng chuyển hóa, trong khi tỷ lệ ở nhóm ăn tốc độ trung bình là 6,5%. Còn nhóm ăn nhanh phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường với tỷ lệ 11,6%.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. BS. Takayuki Yamaji thuộc trường Đại học Hiroshima, Nhật Bản lý giải: "Ăn chậm hơn có thể là một thay đổi lối sống quan trọng giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. Khi ăn nhanh, chúng ta thường không cảm thấy no và dễ bị ăn quá nhiều. Ăn nhanh sẽ làm biến đổi glucose trong máu đột ngột, dễ dẫn đến kháng insulin, nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường".
Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo việc ăn nhanh có thể ảnh hưởng tới một số hoạt động của não bộ, khiến não không kịp nhận thấy cơ thể tiêu hao quá nhiều calo. Lượng calo dư thừa trong cơ thể sẽ được chuyển hoá thành dự trữ dưới dạng chất béo, gây áp lực lên tim và những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ, béo phì và đái tháo đường.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng mặc dù bận rộn nhưng chúng ta vẫn nên dành thời gian cho những bữa ăn, ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Bình luận của bạn