Điểm mặt những tác hại của việc tập thể dục quá nhiều

Bạn đã biết những tác hại của việc tập thể dục quá nhiều, tập thể dục quá sức?

Tại sao tập thể dục không giúp bạn giảm cân?

Tập thể dục sai cách: Nguyên nhân gây điếc đột ngột

Vì sao người tăng huyết áp nên tập luyện mỗi ngày vào mùa Đông?

Tập thể dục giúp người bệnh đái tháo đường đỡ bị suy giảm trí nhớ

Thay đổi nội tiết, mất cân bằng hormone

Tập thể dục cường độ cao, quá độ có gây mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể, nếu bạn tập cardio hàng giờ mỗi ngày sẽ gây tăng tiết cortisol - một hormone liên quan đến stress và tăng cân. Ngoài ra, tập luyện quá sức cũng ức chế sự thèm ăn bằng cách tăng bài tiết của hormone epinephrine và norepinephrine. Vì không nạp đủ calorie không đầy đủ trong khi tập luyện làm giảm tốc độ phục hồi của cơ thể và gia tăng các triệu chứng tiêu cực sau khi tập luyện.

Thay đổi hệ thống miễn dịch

Khi cơ thể phải đấu tranh với sự mệt mỏi và không có khả năng phục hồi cơ bắp trọn vẹn sau khi tập luyện thì năng lượng dành cho các chức năng của hệ miễn dịch sẽ chuyển hướng để sửa chữa cơ bắp và xương đã làm việc quá sức, vì thế nó không giữ lại năng lượng nào để hoạt động cách. Đây là lý do vì sao sau khi tập luyện quá sức, bạn có thể bị ốm vặt và lâu khỏi bệnh hơn.

Đe dọa sức khỏe tim mạch

Các nhà nghiên tới từ Bệnh viện Saint Luke's (Mỹ) đã cảnh báo rằng tập thể dục quá mức có thể gặp rủi ro về bệnh tim mạch sau khi khám phá ra rằng cứ 10 vận động viên marathon thì có một người bị tim mạch. Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ tim, các vận động viên còn có thể gặp những thay đổi trong nhịp tim. Những môn thể thao tập luyện sức chịu đựng liên kết với việc tăng nguy cơ bị bệnh rung tâm nhĩ lên 5 lần.

Ở người bình thường, nhịp tim lúc nghỉ ngơi đo vào lúc sáng mới ngủ dậy, thông số có thể dao động trong mức 60 - 80 nhịp/phút, ở các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim lúc nghỉ ngơi có thể xuống mức 40 nhịp/phút. Nhịp tim lúc nghỉ ngơi càng cao thì sức khỏe của người đó càng thấp, và kéo theo tuổi thọ cũng thấp đi.

Nếu nhịp tim lúc nghỉ của bạn trong khoảng 60 - 80 nhịp/phút và bạn đang không tập luyện thể thao gì cả, khi bạn tập luyện thể thao đều đặn, tim sẽ khỏe lên, tim đập ít nhịp hơn mà vẫn đủ bơm máu đi nuôi cơ thể.Vì vậy, bạn nên ghi lại nhịp tim nghỉ ngơi của bạn trong suốt chương trình tập luyện và tham vấn bác sỹ ngay nếu nhịp tim nghỉ ngơi của bạn tăng lên theo thời gian.

Cơ xương thay đổi


Cơ bắp và xương bị tổn thương trong khi tập luyện, nó đòi hỏi phải có thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập luyện (khoảng 24 - 48 giờ) để có thể phục hồi đầy đủ. Nếu quá gắng sức tập thể dục trong tình trạng cơ xương bị suy yếu có thể dẫn đến bong gân, gãy xương hay phá cơ.

Nhiễm trùng máu

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Monash (Australia), có khả năng dễ bị nhiễm trùng máu ở những người tập luyện thể dục thể thao quá độ.

Bởi lẽ, người tập luyện thể dục quá độ có thể gây những thay đổi ở thành ruột khiến tác nhân từ vi khuẩn hiện diện ở ruột gọi là nội độc tố (endotoxin) rò rỉ vào dòng máu và điều đó có thể kích thích phản ứng viêm từ tế bào hệ miễn dịch của cơ thể, tương tự giai đoạn nhiễm trùng nặng.

Biết Tuốt H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp