Bị ngất xỉu khi mang thai có nguy hiểm không?
Video: Phải làm gì khi một người đột nhiên ngất xỉu?
Làm sao để tránh ngất xỉu do huyết áp thấp trong mùa Hè?
Thường xuyên bị ngất xỉu có thể là dấu hiệu rối loạn nhịp tim
Nguyên nhân nào khiến bạn đột ngột ngất xỉu?
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tim mạch, dẫn đầu bởi Padma Kaul - nhà dịch tễ học cao cấp tới từ Đại học Alberta và Safia Chatur - một thực tập sinh ngành tim mạch tới từ Đại học Calgary (Canada).
Nhóm đã xem xét hồ sơ sinh của 480.930 em bé được sinh ra ở Alberta (Canada) trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2014, cũng như hồ sơ bệnh án của các bà mẹ trong 1 năm sau khi sinh về tần suất, thời gian và kết quả của các lần ngất xỉu. Ngất xỉu là mất ý thức tạm thời, thường là do huyết áp thấp và thiếu oxy trong não. Hormone thai kỳ có thể khiến nhịp tim và lượng máu cung cấp tăng lên, trong khi các mạch máu giãn ra, tất cả đều có thể dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu.
Trong đó, có khoảng 1% thai phụ bị ngất xỉu, khoảng 1/3 diễn ra trong ba tháng đầu thai kỳ. Trong số các trường hợp thai phụ bị ngất xỉu trong ba tháng đầu, nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy tỷ lệ sinh non cao hơn, cùng với sự gia tăng các vấn đề về tim mạch và các lần ngất xỉu ở người mẹ. Bên cạnh đó còn có sự gia tăng các dị tật bẩm sinh như nhẹ cân ở trẻ sơ sinh có mẹ bị ngất xỉu nhiều hơn một lần trong khi mang thai.
Tác giả Padma Kaul cho biết ngất xỉu nên được thêm vào danh sách các vấn đề sức khỏe cần được theo dõi khi mang thai như tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.
“Bị ngất xỉu khi mang thai có thể cảnh báo nguy cơ biến chứng tim mạch cao hơn đối với người mẹ”, tác giả Padma Kaul cho biết thêm, “Phụ nữ bị ngất xỉu khi mang thai nên nói chuyện với bác sỹ để được theo dõi sức khỏe thai kỳ tốt hơn.”
Bình luận của bạn