- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Đặt stent mạch vành luôn đi kèm với rủi ro đối với sức khỏe của người bệnh
Sau khi đặt stent có được dùng TPCN Vương Tâm Thống?
Ăn uống, tập luyện như thế nào sau khi đặt stent mạch vành?
Chăm sóc bệnh nhân đặt stent mạch vành thế nào?
Nguy cơ tái hẹp mạch vành sau đặt stent
Sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể khiến các mạch máu cung cấp máu cho tim bị thu hẹp. Nếu động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn, một cơn đau tim có thể xảy ra. Stent là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng mạch vành, nhằm mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại. Bác sỹ phẫu thuật thường đặt stent kết hợp với nong mạch (một thủ thuật giúp mở rộng động mạch và cải thiện lưu lượng máu đến tim).
Khi đặt stent, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau:
Cục máu đông
Theo báo cáo của Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia của Hoa Kỳ (National Blood Lung and Blood Institute) sau khi đặt stent có khoảng 1 - 2% bệnh nhân xuất hiện cục máu đông (huyết khối). Các cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu gây đau tim hoặc đột quỵ. Nguy cơ phát triển cục máu đông cao nhất trong vài tháng đầu sau khi đặt stent. Để làm giảm cục máu đông, sau khi đặt stent, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tụ tiểu cầu trong 1 năm.
Để giảm cục máu đông, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu
Tái tắc, hẹp mạch vành sau khi đặt stent
Đặt stent không phải là phương pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Bởi vậy, người bệnh có thể có nguy cơ bị tắc, hẹp mạch vành tại các vị trí khác hoặc ngay chính nơi đặt stent. Nguy cơ tái tắc, hẹp động mạch vành sau 1 năm sau khi đặt stent là 10 - 20%.
Nhiễm trùng sau khi đặt stent
Cũng như bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào, khi đặt stent mạch vành người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị sốt và đau ngực trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật thì cần đến bệnh viện ngay vì có thể bạn đang bị nhiễm trùng sau khi đặt stent. Theo tiến sỹ Beat A.Kauffmann – Khoa Tim mạch, Đại học Based, Thụy Sỹ: “Khoảng 40% người bệnh bị nhiễm trùng sau đặt stent có nguy cơ tử vong”.
Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi đặt stent
Tổn thương mạch máu
Các mạch máu ở tim có thể bị tổn thương trong khi đặt stent. Một số ít bệnh nhân có thể bị đột tử trong quá trình nong mạch và đặt stent. Theo báo cáo của Tiến sỹ Julian Aroesty - Trường Y Harvard: “Khoảng 10% bệnh nhân bắt gặp những cơn đau ngục trong vòng 48 giờ sau khi nong mạch và đặt stent”.
Sau khi đặt stent, để hạn chế nguy cơ hẹp, tắc mạch vành, người bệnh cần có lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh nên bỏ hút thuốc lá; Tập luyện điều độ để giảm cân và kiểm soát cholesterol trong máu hiệu quả. Theo các nhà khoa học, stress oxy hóa là nguyên nhân chính gây nên các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc mạch vành. Vì vậy, để trị tận gốc căn bệnh, mọi người cần áp dụng các biện pháp để giảm stress. Do vậy, việc bổ sung các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… được coi là những giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ hệ thống mạch vành.
Thanh Tú H+ (Theo Live Strong)
Gợi ý sản phẩm: Thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành
Bình luận của bạn