Biến chứng da đái tháo đường: Bạn đã biết?

Kiểm soát đái tháo đường không hiệu quả có thể gây ngứa da, kích ứng da

Suy giảm thị lực do biến chứng đái tháo đường

Những quan niệm sai lầm về đái tháo đường type 2

Ổn định đường huyết bằng phương pháp giảm cân

9 biến chứng của việc quản lý đái tháo đường không hiệu quả

Đái tháo đường ảnh hưởng tới da như thế nào?

Tăng đường huyết kéo dài không được kiểm soát có thể làm giảm lưu lượng máu đến da, cũng như ảnh hưởng xấu tới các mạch máu và dây thần kinh. Giảm lưu thông máu có thể dẫn đến sự thay đổi collagen, một protein quyết định tới cấu trúc trong da, từ đó làm biến dạng kết cấu và khả năng chữa lành của các mô. Thêm nữa, nó còn có thể làm giảm khả năng đổ mồ hôi, gia tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ và khả năng chịu đựng của da với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, một số loại thuốc hạ đường huyết cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở da liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Ước tính, có khoảng 1/3 số bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng da đái tháo đường. Vì lý do này, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 nên cảnh giác với những thay đổi bất thường ở da, ví dụ như vết thương chậm lành, kích ứng da xung quanh các khu vực tiêm insulin…

Đái tháo đường và nhiễm trùng da

Tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra với tất cả mọi người, nhưng nó có thể đặc biệt nghiêm trọng nếu bản thân người đó mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng da là Staphylococcus, tụ cầu khuẩn và Streptococcus.

Nhiễm nấm được gây ra bởi sự lây lan của nấm Candida albicans, cũng rất hay gặp đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, đặc biệt là khi đường huyết của họ không được kiểm soát tốt. Nhiễm nấm men sẽ khiến da trở nên ngứa, sưng, ửng đỏ, xuất hiện lớp vảy khô và bong tróc. Nấm men thường phát triển mạnh trong các nếp gấp của da, như ở dưới vú, bẹn, nách, góc miệng hoặc dưới bao quy đầu.

Mức đường huyết tăng cao kéo dài có thể gây ra các biến chứng ở da

Các biến chứng da thường gặp do đái tháo đường

Tương tự như biến chứng thần kinh đái tháo đường, biến chứng da đái tháo đường xảy ra là do người bệnh kiểm soát không tốt đường huyết trong một thời gian dài. Phần lớn các trường hợp đều liên quan đến việc các mạch máu nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho các mô da thay đổi bất thường.

Các biến chứng da thường gặp bao gồm:

Bệnh teo da trong đái tháo đường (diabetic dermopathy)

Dấu hiệu của tình trạng này là sự xuất hiện các mảng da có màu nâu sáng, có vảy hình bầu dục hoặc hình tròn. Mặc dù vô hại và không cần điều trị, nhưng các mảng tối màu thường không biến mất, ngay cả khi đường huyết đã được kiểm soát.

Hoại tử mỡ do đái tháo đường (Necrobiosis Lipoidica Diabeticorum)

Hoại tử mỡ do đái tháo đường cũng gây ra các mảng da có màu nâu, vảy hình bầu dục hoặc hình tròn, nhưng kích thước lớn và xuất hiện ít hơn bệnh teo da đái tháo đường. Theo thời gian, các mảng có thể chuyển sang màu sáng bóng với một đường viền màu đỏ hoặc tím, gây ngứa và đau.

U hạt vành (Disseminated Granuloma Annulare)

Có triệu chứng tương tự như phát ban, thường xuất hiện trên bàn tay hoặc bàn chân. Mặc dù không có hại nhưng chúng có thể gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans)

Thường ảnh hưởng đến những người béo phì, bệnh gai đen là tình trạng da ở một số khu vực chuyển sang màu nâu đen, có thể xuất hiện trên cổ, háng, nách, khuỷu tay và đầu gối. Bệnh gai đen đôi khi biến mất mà không cần điều trị nếu bệnh nhân giảm cân.

Mụn nước 

Mặc dù hiếm gặp, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương thần kinh cũng có thể bị rộp trông giống như bị bỏng. Các vết rộp thường lành trong một vài tuần và không gây ra đau đớn.

Phần lớn các biến chứng ở da do đái tháo đường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Các tình trạng trên đều có thuốc điều trị nhưng cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa biến chứng da đái tháo đường bằng cách tuân thủ việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và kết hợp thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết