- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Hiện vẫn còn khá nhiều bệnh nhân đái tháo đường mù mờ, thậm chí nhầm lẫn những thông tin về căn bệnh mà mình đang mắc
9 biến chứng của việc quản lý đái tháo đường không hiệu quả
6 sai lầm cần tránh khi sử dụng thuốc đái tháo đường
7 loại trái cây không dành cho người bệnh đái tháo đường
Ăn gì để "trị" đái tháo đường?
Đái tháo đường là án tử hình
Trên thực tế, đây là quan điểm sai lầm. Các phương pháp điều trị y tế hiện nay như sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh sẽ giúp bạn có tuổi thọ tương đương với một người không có bệnh.
Theo một số nghiên cứu, các yếu tố như thừa cân béo phì, tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp người thừa cân béo phì lại không mắc đái tháo đường type 2, trong khi lại có rất nhiều người cân nặng ở mức bình thường lại được chẩn đoán có bệnh.
Insulin sẽ làm hại bệnh nhân
Insulin được ví như một chiếc “phao cứu sinh” cho người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng nó cũng không dễ để quản lý bởi nhu cầu insulin của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Khi sử dụng insulin, bạn sẽ cần kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày để tránh đường huyết giảm xuống quá mức.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Điều này đúng với người được chẩn đoán đái tháo đường type 1 - căn bệnh xảy ra khi tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoàn toàn. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường có đủ insulin, ít nhất là trong lần đầu được chẩn đoán bệnh, thế nhưng insulin lúc này lại không hoạt động đúng chức năng của mình. Lâu dần, tuyến tụy có thể ngừng sản xuất insulin và người mắc bệnh sẽ cần phải tiêm insulin để quản lý lượng đường trong máu.
Ăn quá nhiều đường sẽ gây ra bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống không gây ra bệnh đái tháo đường, mặc dù có bằng chứng gần đây chỉ ra rằng, ăn nhiều thực phẩm giàu đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Thế nhưng, với bệnh nhân đái tháo đường type 2, họ được khuyến cáo cần tránh thực phẩm giàu đường bởi nó có thể làm tăng đột biến mức đường huyết.
Chế độ ăn uống không gây ra bệnh đái tháo đường
Về mặt cảm quan, người bệnh có thể cảm thấy đứng không vững, choáng váng, chóng mặt vì lượng đường trong máu xuống thấp. Triệu chứng đi tiểu nhiều cũng có thể là do lượng đường huyết cao trong máu. Tuy vậy, những dấu hiệu này chưa chắc khẳng định có sự bất ổn lượng đường trong máu, cách duy nhất để biết chắc chắn chính là kiểm tra bằng thiết bị đo đường huyết cầm tay hoặc xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế.
Bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm nếu mắc bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường không làm cho bạn dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, bạn nên chích ngừa cúm vì người có đái tháo đường một khi nhiễm cúm, thường có nhiều khả năng bị biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm.
Khi mới đầu được chẩn đoán bệnh, lượng đường trong máu có thể được kiểm soát đầy đủ bằng các chế độ ăn uống, tập thể dục và/hoặc thuốc uống giúp cơ thể hấp thụ glucose. Về lâu về dài, tuyến tụy có thể dừng tiết ra insulin và tại thời điểm này, bạn cần phải tiêm insulin.
Sử dụng thực phẩm chức năng là không cần thiết
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường và thực sự rất nhiều loại thực phẩm chức năng có công dụng giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm khiến nhiều bệnh nhân e ngại bởi chúng cũng chứa nhiều rủi ro vì sản phẩm có thể bị làm giả, làm nhái và nhiều loại còn được quảng cáo chứa các hợp chất tốt nhưng tác dụng thì vẫn còn là dấu chấm hỏi. Vì vậy, việc sử dụng kết hợp thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị cần được sự tham vấn của bác sỹ/dược sỹ trước khi mua và sử dụng.
M. Hiếu H+
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn