- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Các vết nấm mốc xuất hiện ở mạch vữa trong phòng tắm
Dọn dẹp phòng bếp thế nào để đảm bảo vệ sinh nhà cửa?
Vệ sinh nhà cửa thế nào để ngăn ngừa muỗi?
6 loại tinh dầu giúp làm sạch, vệ sinh nhà cửa
Vệ sinh nhà cửa mùa dịch Covid-19: Các chất tẩy rửa bạn nên sử dụng
Cách loại bỏ nấm mốc trong phòng tắm, nhà vệ sinh
Nấm mốc là hậu quả thường gặp sau những ngày nồm ẩm ở miền Bắc. Đặc biệt, các vết mốc đen dễ xuất hiện trong những không gian kín và ẩm ướt như phòng tắm, khu vực vệ sinh. Bào tử nấm mốc có thể gây ra dị ứng, nổi mề đay hoặc các vấn đề về hô hấp. Nhóm người dễ nhạy cảm với nấm mốc là người cao tuổi, trẻ em, người gặp vấn đề về miễn dịch hoặc các bệnh hen suyễn, dị ứng.
Nấm mốc trong nhà tắm, nhà vệ sinh dễ xuất hiện ở mạch vữa, quanh cống thoát nước, trên tường. Các biện pháp dưới đây giúp bạn loại bỏ và làm sạch nấm mốc hiệu quả:
1. Pha thuốc tẩy với nước theo tỷ lệ 1 phần thuốc tẩy : 2 phần nước. Cho dung dịch trên vào bình phun sương và phun lên bề mặt bị nấm mốc.
2. Để nguyên trong 10 phút. Dung dịch thuốc tẩy sẽ làm vết mốc đen mờ đi. Bạn có thể dùng bàn chải cứng (hoặc tận dụng bàn chải đánh răng cũ) để chà sạch vết mốc.
3. Xả sạch bề mặt với nước.
Ngoài thuốc tẩy, bạn còn có thể dùng giấm trắng hoặc baking soda để làm sạch vết mốc trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Với giấm trắng, pha loãng với nước và sử dụng như thuốc tẩy.
Còn với baking soda, bạn cần trộn thêm chút nước để tạo thành hỗn hợp sệt, bôi lên vị trí có nấm mốc. Sau 10 phút, dùng bàn chải chà sạch vết mốc cứng đầu.
Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng (tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và để sản phẩm xa tầm tay trẻ em). Bạn nên đeo khẩu trang và dùng găng tay trong suốt quá trình vệ sinh nấm mốc.
Ngăn ngừa nấm mốc trong phòng tắm, nhà vệ sinh
Nấm mốc dễ phát triển và sinh sôi trong môi trường ẩm ướt. Vì thế, để ngăn ngừa nấm mốc xuất hiện trở lại trong phòng tắm, bạn cần đảm bảo các vòi nước không bị rò rỉ, lỗ thoát nước luôn thông thoáng. Một số biện pháp sau giúp giảm độ ẩm trong phòng tắm, nhà vệ sinh hiệu quả:
Đảm bảo thông gió
Nước đọng trong nhà tắm khó có thể bay hơi nếu thông khí không tốt. Sau khi sử dụng phòng tắm, bạn nên dùng chổi cao su hoặc silicone để quét sạch nước đọng trên mặt sàn hoặc bồn tắm. Bạn cũng có thể cân nhắc lắp đặt quạt thông gió trong phòng tắm, nhà vệ sinh để không khí lưu thông dễ dàng hơn.
Giữ các vật dụng bằng vải khô ráo
Các vật dụng bằng vải mềm trong phòng tắm như khăn tắm, khăn mặt, thảm chùi chân, rèm phòng tắm… là môi trường lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi. Bạn cần giặt sạch hoặc phơi khô chúng sau mỗi lần sử dụng để ngăn nấm mốc trở lại.
Kiểm tra tường, mạch vữa trong phòng tắm
Các chất kết dính trong xây dựng như vôi, cát, cement có nhược điểm là dễ thấm hút nước, lâu khô. Trong môi trường ẩm ướt như nhà tắm, hơi nước đọng lại trên tường, trong các mạch vữa của gạch men giúp nấm mốc dễ xuất hiện.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng sơn chống thấm để tân trang nhà tắm, phòng ngừa nấm mốc xuất hiện. Bên cạnh đó, việc thường xuyên vệ sinh và lau dọn nhà tắm cũng giúp bạn giảm nguy cơ xuất hiện nấm mốc, bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Bình luận của bạn