Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết trong mùa xuân

Dị ứng thời tiết là tình trạng bệnh lý hầu như ai cũng từng mắc phải, nhất là vào thời điểm giao mùa.

Viêm mũi dị ứng mùa Xuân, cần làm gì để phòng tránh?

Dấu hiệu trẻ dị ứng động vật có vỏ

Infographic: Làm sao kiểm soát dị ứng theo mùa một cách tự nhiên?

Cảnh giác với dị ứng theo mùa khi thời tiết thất thường

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh hoặc độ ẩm ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí. Từ đó tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể. Khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng, sản sinh ra hàng loạt kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, gây hại tới cơ thể.

Người bị dị ứng thời tiết khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng rất nhanh như da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay. Một số trường hợp dị ứng thời tiết khác còn đi kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng,… khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Hầu hết người bệnh đều bị mẩn ngứa, nổi mề đay.

Hầu hết người bệnh đều bị mẩn ngứa, nổi mề đay.

Nên làm gì khi bị dị ứng thời tiết

Không thể chữa trị dứt điểm khi bị dị ứng thời tiết vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Sẽ có những trường hợp rất dễ bị dị ứng thời tiết, nhưng cũng có những người không bị. Đối với người bị dị ứng thời tiết chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi.

Hiện nay, các chuyên gia khuyến khích phòng ngừa dị ứng đi kèm các biện pháp điều trị cắt cơn dị ứng ở mỗi đợt bùng phát.

Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết

Có thể dự phòng và đối phó với dị ứng thời tiết bằng cách thực hiện theo lối sống sau đây:

- Ăn nhiều rau xanh, rau quả nhiều vitamin C, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống thêm cả nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh dị ứng.

- Tuyệt đối không được hút thuốc, không uống đồ uống có cồn, hạn chế tiếp xúc khói bụi và phấn hóa, động vật nuôi

- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, trời lạnh cần giữ ấm, trời nóng cần làm mát, lưu ý khi thời tiết giao mùa

- Không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, chênh lệch khoảng 1-2 độ so với thời tiết ngoài trời là sự lựa chọn thông minh.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe

- Hạn chế làm việc lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Tránh những nơi ồn ào náo nhiệt, không khí ngột ngạt.

- Dự trữ sẵn thuốc chống dị ứng thời tiết để uống ngay khi có biểu hiện nhẹ.

- Người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất, khi xuất hiện các biểu hiện nặng như: mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu