Viêm mũi dị ứng mùa Xuân, cần làm gì để phòng tránh?

Phấn hoa là một trong những "thủ phạm" gây viêm mũi dị ứng mùa Xuân

Có cách nào cải thiện viêm mũi dị ứng tái phát không?

Tôi nên làm gì để làm sạch cổ họng do viêm mũi dị ứng?

Những biện pháp tự nhiên giúp giảm viêm mũi dị ứng

Chảy nước mũi và ngạt mũi khi dùng điều hòa có phải do dị ứng điều hòa?

Viêm mũi dị ứng là một trong các bệnh lý phổ biến ở nước ta. Đặc biệt vào mùa Xuân, không khí ấm bắt đầu lan tỏa từ các vĩ độ thấp trong khi không khí lạnh vẫn còn thổi từ các vùng cực xuống, vì vậy, nền nhiệt độ thường thay đổi đột ngột kèm theo những cơn mưa phùn làm cho độ ẩm không khí tăng cao. Thêm vào đó, các loại hoa thường tập trung nở vào mùa Xuân khiến cho lượng phấn hoa trong không khí trở nên nhiều hơn một cách bất thường. Với những tác nhân gây bệnh như vậy, mùa Xuân thật sự trở thành “cực hình” với người bệnh viêm mũi dị ứng.

 

Người bệnh thường có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra cùng lúc, dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, nó có thể gây biếng ăn, ngủ kém, học không tập trung ở trẻ nhỏ.

Với tình trạng dị ứng nhẹ, triệu chứng có thể khỏi trong khoảng 2-3 ngày. Nhưng nếu viêm mũi dị ứng nặng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm tai giữa, viêm mũi - xoang cấp và viêm mũi - xoang mạn.

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc và hít phải chất gây dị ứng bằng cách sử dụng điều hòa thay vì mở cửa sổ, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi. Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, giữ ấm cơ thể và vệ sinh mũi sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên làm sạch phấn hoa bám trên tóc, quần áo, đồng thời cần hạn chế đến các vườn hoa và nên tránh sử dụng các thức ăn hoặc thuốc đã từng gây dị ứng.

Với người viêm mũi dị ứng thì dị nguyên do bụi mạt - mò trong nhà ở trên đồ dùng phòng ngủ (chăn, mền, gối … ), thảm sàn nhà, đồ trang trí nội thất… dễ khiến người bệnh dị ứng. Vì vậy, cần tránh bằng cách dùng máy hút bụi, tẩy thảm sàn nhà, thay chăn gối thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng rất quan trọng giúp phòng ngừa bệnh. Do vậy, bạn cần bổ sung đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Điển hình như: Tăng cường protein trứng, tôm, các loại cá, thịt bò, thịt lợn...; Bổ sung các vitamin và khoáng chất từ rau quả (cải xanh, súp lơ, rau dền, rau ngót ...); Uống các loại nước trái cây ( táo, lê, đào, cam, bưởi...) và uống đủ lượng nước cần thiết. Tránh một số gia vị như mù tạt, ớt cay có thể gây kích thích niêm mạc mũi. Đặc biệt, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, từ đó chống lại các tác nhân gây bệnh.

Thường xuyên luyện tập thể dục với các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, ngồi thiền, tập yoga... Ngoài ra, bạn không nên hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc lá vì dễ gây kích thích hệ hô hấp, làm gia tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng.

Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp