Hải sản có vỏ là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Cảnh giác với dị ứng theo mùa khi thời tiết thất thường
Dấu hiệu dị ứng thực phẩm và cách xử trí
Dị ứng thực phẩm: Triệu chứng, kiểm soát thế nào?
Infographic: Làm sao kiểm soát dị ứng theo mùa một cách tự nhiên?
Dị ứng động vật có vỏ là bệnh gì?
Động vật có vỏ thường chỉ các loại hải sản có vỏ và thường có nhiều loại khác nhau, điển hình là động vật giáp xác (các loại tôm, cua...) và động vật thân mềm (hàu, hến, bào ngư, ốc, trai...).
Dị ứng với động vật có vỏ (phổ biến là dị ứng hải sản có vỏ) là dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch của chúng ta phản ứng với protein trong một số loại thực phẩm nhất định.
Điều thường thấy là mọi người có thể bị dị ứng với động vật giáp xác nhưng có thể ăn động vật thân mềm. Hoặc cũng có thể dị ứng với tất cả động vật có vỏ. Bạn cũng cần lưu ý rằng dị ứng động vật có vỏ hoàn toàn tách biệt với dị ứng cá.
Ai có thể dị ứng với động vật có vỏ?
Mặc dù dị ứng động vật có vỏ phổ biến hơn ở người lớn, nhưng trẻ em ở mọi lứa tuổi và trẻ sơ sinh đều có thể bị. Trẻ nhỏ có thể dị ứng với động vật có vỏ ngay trong lần đầu tiên ăn hoặc chúng có thể hoàn toàn bình thường và chỉ dị ứng khi đã lớn hơn. Mọi người đều có thể bị dị ứng mặc dù họ đã ăn món đó trong quá khứ mà không gặp vấn đề gì.
Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ dị ứng động vật hay hải sản có vỏ
Dị ứng có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Khi trẻ nhỏ bị dị ứng với hải sản có vỏ trẻ có thể có dấu hiệu miệng bị ngứa, nổi mề đay trên cơ thể, hắt hơi, ngứa mắt, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Trong trường hợp phản ứng nặng có thể xảy ra sốc phản vệ. Đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng, là sự phản ứng miễn dịch toàn cơ thể đối với chất gây dị ứng từ hải sản có vỏ với các triệu chứng như sưng mặt, sưng miệng hoặc cổ họng, khó thở, khó nói hoặc khó nuốt. Tình trạng này thường sẽ có nhiều hơn một triệu chứng và có thể bắt đầu từ vài phút đến vài giờ sau khi ăn phải.
Trẻ dị ứng hải sản khi nào đưa đến viện?
Nếu trẻ có phản ứng dị ứng nhẹ bạn nên gọi xin tư vấn của bác sĩ nhi khoa để nhận lời khuyên nên dùng loại thuốc nào hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bạn đưa con đến viện tiến hành xét nghiệm dị ứng để xác nhận dị ứng. Trẻ dị ứng hải sản có vỏ thể nhẹ bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về thuốc kháng histamine không kê đơn.
Nếu trẻ có từ 2 triệu chứng nhẹ trở lên trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì bạn cần đưa trẻ đến viện kịp thời.
Ngoài ra, để chủ động, mỗi gia đình cũng cần xin hướng dẫn thật kỹ của bác sĩ để chuẩn bị trước bút tiêm tự động epinephrine và cách tiêm cho trẻ để phòng trường hợp trẻ sốc phản vệ nặng với hải sản có vỏ như khó thở hoặc khó nuốt, sưng mặt hoặc sưng cổ họng, chóng mặt hoặc ngất xỉu thì vừa chủ động tiêm cho trẻ vừa kịp thời đưa trẻ cấp cứu.
Tránh trẻ dị ứng động vật có vỏ bằng cách nào?
Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng là sữa, trứng, cá, động vật có vỏ giáp xác, hạt cây, đậu phộng, lúa mì và đậu nành. Để an toàn, bạn cần tránh những chất mà con bạn có thể dị ứng. Dạy trẻ thói quen hỏi trước khi ăn và khi con đã lớn hơn, bạn cần cho trẻ biết một số loại thực phẩm chúng không thể ăn.
Ở trường, giáo viên cũng cần được trang bị kiến thức về epinephrine và hiểu về tiền sử dị ứng của con bạn (nếu có) để chủ động trong trường hợp khẩn cấp.
Bình luận của bạn