Pfizer phát triển vaccine RSV bảo vệ trẻ sơ sinh từ khi mang thai

Hình ảnh virus hợp bào hô hấp (RSV) trên kính hiển vi được chụp năm 1981 - Ảnh: CDC.

Virus hợp bào hô hấp RSV là gì, có nguy hiểm không?

Vaccine COVID-19: “Chúng tôi đã lái máy bay trong khi vẫn đang chế tạo nó"

Thử nghiệm đầu tiên vaccine phòng và điều trị ung thư vú trên người

Nhiều quốc gia "bật đèn xanh" cho vaccine phòng biến thể Omicron

Hãng dược Pfizer vừa công bố một nghiên cứu quốc tế quy mô lớn cho thấy, việc tiêm vaccine cho các bà mẹ đang mang thai có hiệu quả lên đến gần 82% trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhiễm RSV nghiêm trọng trong 90 ngày đầu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, khi trẻ đến 6 tháng tuổi, vaccine vẫn chứng tỏ hiệu quả đến 69% giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và không có dấu hiệu nào cho thấy vấn đề về an toàn đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Nghiên cứu thực hiện trên 406 phụ nữ mang thai được chỉ định ngẫu nhiên để nhận các liều khác nhau vaccine RSVpreF hoặc giả dược. Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng vaccine RSVpreF, có thể được tiêm an toàn cho các bà mẹ mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 36 của thai kỳ. Vaccine đã thúc đẩy cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại RSV, sau đó được truyền qua nhau thai - cung cấp cho trẻ sơ sinh khả năng chống lại virus.

Nhà vi trùng học Kena Swanson, Phó Chủ tịch phụ trách vaccine virus của Pfizer cho biết: “Các bà mẹ luôn truyền kháng thể cho con mình. Vaccine chỉ đặt chúng ở vị trí tốt hơn nhiều để hình thành và truyền các kháng thể chống lại RSV", theo Huffington Post.

Không chỉ bảo vệ được cho trẻ sơ sinh, hãng dược Pfizer còn tuyên bố vaccine mới của họ còn có thể giúp bảo vệ người cao tuổi khỏi virus RSV.

Các chuyên gia cho hay, lợi thế của việc tiêm vaccine cho các bà mẹ mang thai là cung cấp cho trẻ sơ sinh kháng thể RSV ngay từ ngày đầu tiên. Tuy nhiên, có một hạn chế là những kháng thể đó sẽ suy giảm theo thời gian. Các kháng thể được truyền từ mẹ sang con được gọi là kháng thể thụ động, nghĩa là hệ thống miễn dịch của chính trẻ không sản xuất ra chúng.

Lưu ý, việc truyền kháng thể thụ động có thể không hiệu quả khi trẻ sinh non. Các chuyên gia nhấn mạnh, không có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với các trường hợp mắc RSV nghiêm trọng, chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng: Thở oxy, truyền dịch qua đường tĩnh mạch và các phương pháp điều trị khác...

Do đó, việc phát triển một loại vaccine có thể phòng ngừa mắc RSV ở trẻ là một lựa chọn tốt hơn tránh trẻ phải nhập viện do mắc nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.

RSV là gì?

Việc phát triển vaccine chống lại virus RSV đã bị gián đoạn 20 năm vì thất bại trong quá khứ

Việc phát triển vaccine chống lại virus RSV đã bị gián đoạn 20 năm vì thất bại trong quá khứ

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus phổ biến, dễ lây lan, gây ra các vụ dịch nhiễm trùng đường hô hấp dưới theo mùa, dẫn đến viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu của các ca nhập viện ở tất cả trẻ sơ sinh.

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do RSV thường xảy ra vào lúc giao mùa Đông-Xuân hoặc Xuân-Hè. RSV rất dễ lây truyền từ người sang người do ho, hắt hơi hoặc bắt tay... Nhiễm RSV bệnh nhân thường có các triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể chuyển biến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng, đặc biệt là ở trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và người già. RSV có thể  lây nhiễm sâu trong phổi, gây các bệnh nghiêm trọng cho trẻ như viêm phổi, viêm tiểu phế quản..., virus có thể gây cản trở quá trình hô hấp...Ở người lớn có bệnh nền (tim mạch, phổi, hệ miễn dịch kém...) cũng có thể gặp nguy hiểm nếu mắc RSV.

Tại Mỹ, khoảng 58.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì RSV mỗi năm và hàng trăm trẻ tử vong. Trong số những người lớn từ 65 tuổi trở lên, khoảng 177.000 người phải nhập viện vì RSV và 14.000 người chết hàng năm.

Trên toàn thế giới, RSV là nguyên nhân khiến khoảng 100.000 trẻ em tử vong mỗi năm, chủ yếu ở các nước nghèo.

Tại sao chưa có vaccine RSV?

Một bi kịch đã xảy ra vào những năm 1960 khiến quá trình phát triển vaccine RSV bị dừng lại. Ứng dụng phương pháp phát triển vaccine bại liệt, các nhà khoa học thời đó đã tạo ra vaccine RSV thử nghiệm bằng cách nuôi virus trong phòng thí nghiệm và tìm cách tiêu diệt nó. Nhưng khi thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em không chỉ cho thấy vaccine không có tác dụng bảo vệ mà những trẻ nhiễm RSV sau khi tiêm vaccine thử nghiệm còn nặng hơn. Kết quả 2 trẻ đã tử vong.

Tiến sỹ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt cho biết: "Trong khoảng thời gian 20 năm, mặc dù khoa học đã phát triển nhưng không ai muốn tiến gần đến việc phát triển vaccine RSV".

Tiến sỹ Schaffner cũng lưu ý, ngay cả những "ứng viên" vaccine RSV được thử nghiệm ngày nay cũng mới được thử nghiệm trên người lớn chứ không phải ở trẻ em.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Huffington Post/New-Medical)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn