Có rất nhiều hình thức điều trị thay thể hormone trong thời kỳ mãn kinh
Hiểu đúng về nội tiết tố nữ estrogen để khỏe đẹp hơn
Vì sao phụ nữ mãn kinh nên ăn quả việt quất?
Bệnh tim mạch – “sát thủ” số 1 của tuổi mãn kinh
Mãn kinh nên dùng TPCN nào? (P1)
Các chuyên gia thuộc Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã giải đáp những thắc mắc thường gặp của phụ nữ về liệu pháp hormone thay thế:
Tại sao phụ nữ mãn kinh cần bổ sung hormone (nội tiết tố)?
Khi bước vào tuổi mãn kinh (45 – 55), cơ thể phụ nữ giảm tiết các nội tiết tố estrogen và progesterone. Sự thiếu hụt các loại hormone này đồng nghĩa với việc mất kinh và phụ nữ sẽ phải đối mặt với một loạt vấn đề sức khỏe như: Bốc hỏa, đồ mồ hôi đêm, khô âm đạo, loãng xương… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Ở một số phụ nữ, sự thay đổi này sẽ mất dần theo thời gian mà không phải điều trị (trừ loãng xương). Tuy nhiên, đa phần các phụ nữ đều cần bù đắp lượng hormone bị thiếu thông qua thuốc, thực phẩm hoặc các loại thảo dược.
Việc bổ sung nội tiết tố nữ qua thuốc gọi là “liệu pháp hormone thay thế”
Liệu pháp hormone thay thế là gì?
Nồng độ hormone càng thấp, chị em càng có nguy cơ bị bốc hỏa, khô âm đạo và loãng xương. Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ cần bổ sung estrogen hoặc cả estrogen và progesterone. Việc bổ sung các hormone này qua thuốc được gọi là “liệu pháp hormone thay thế”.
Các hình thức thay thế hormone?
Bao gồm: Thuốc uống, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo, vòng đặt âm đạo, gel hoặc liều cao hơn estrogen vòng cùng với progestin.
HRT có lợi ích gì?
Liệu pháp hormone thay thế có thể giúp giảm các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo hoặc đau khi giao hợp. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh HRT còn làm giảm nguy cơ loãng xương, gãy xương ở phụ nữ mãn kinh – những người vốn có nguy cơ loãng xương cao.
Những rủi ro do HRT mang lại?
Liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, đau tim, đột quỵ, huyết khối và bệnh về túi mật.
Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế
Phụ nữ nào không nên dùng HRT?
- Đang có thai;
- Bị chảy máu âm đạo;
- Được chẩn đoán mắc ung thư vú;
- Bị huyết khối;
- Có bệnh về gan.
Nên sử dụng HRT trong bao lâu?
Điều này sẽ do bác sỹ của bạn quyết định. Nên sử dụng hormone liều thấp nhất có thể và kiểm tra lại sau mỗi 3 – 6 tháng.
Phụ nữ bị ung thư vú không nên dùng HRT
Có nên bổ sung estrogen để phòng loãng xương?
Câu trả lời là “có”, tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp phòng ngừa loãng xương khác mà bạn có thể áp dụng như bổ sung calci và vitamin D, tập thể dục và các loại thuốc khác…
Ngoài ra, không nên dùng HRT như một “biện pháp dự phòng” các loại bệnh khác như tim mạch, đột quỵ, mất trí nhớ hoặc Alzheimer.
**FDA thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, được lập năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Maryland. FDA chịu trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm, vaccine, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế, bức xạ điện từ các thiết bị phát và các sản phẩm thú y.
Thực phẩm chức năng Viên nén Ỷ Lan:
Thành phần: Gồm các loại thảo dược tự nhiên như Hà thủ ô đỏ, mầm Cải củ, lá Sen bánh tẻ, lá Dâu non… kết hợp với các nguyên liệu quý như Delta-Immune, DHEA, Pregnenolone…
Công dụng:
- Giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố.
- Giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân cho phụ nữ.
- Giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh như bốc hỏa, lo âu…
- Giúp phòng ngừa khô âm đạo, loãng xương…
- Giúp làn da mịn màng, mềm mại và tươi trẻ.
- Giúp tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.
Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo: 2025/2014/XNQC-ATTP.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin về sản phẩm phân phối/tiếp thị cung cấp và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn