Bổ sung magne giúp giảm đau bụng kinh

Cung cấp đủ magne giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, trong đó có đau bụng kinh

Vì sao thấy đau bụng khi nằm?

Các giải pháp tự nhiên giúp giảm đau bụng kinh tại nhà

Bị đau bụng kinh nên làm gì để cải thiện?

7 lợi ích sức khỏe của trà gừng

Magne có thể giúp giảm đau bụng kinh

Theo một nghiên cứu đăng trên BMC Women's Health năm 2022, ước tính khoảng 50-90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản phải trải qua cơn đau bụng kinh, thường đi kèm với các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt.

Bác sĩ Astha Dayal, chuyên gia tư vấn sản phụ khoa, Bệnh viện CK Birla Hospital (Ấn Độ) cho biết, với một số người, bổ sung magne có thể giúp giảm đau bụng kinh. Magne là một khoáng chất quan trọng cho nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có sự giao tiếp thần kinh và cơ. Magne có tác dụng thư giãn cơ nên làm giảm chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.

Một nghiên cứu năm 2022 được đăng trên tạp chí Cureus cho thấy, bổ sung 250mg magne hàng ngày có thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng liên quan đến đau bụng kinh. Hay một nghiên cứu cũ hơn vào năm 2010 đăng trên Iranian Journal of Nursing and Midwifery Research lưu ý rằng, dùng vitamin B6 cùng với magne làm giảm đáng kể tác động của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Khi bạn không ăn đủ thực phẩm chứa magne hoặc tình trạng sức khoẻ cần tăng lượng magne (chẳng hạn phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai) có thể xem xét dùng thêm thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, cần lưu ý dùng chất bổ sung đúng liều lượng theo hướng dẫn.

Thực phẩm chứa nhiều magne nên ăn

Muốn bổ sung magne nên ăn thực phẩm nào?

Muốn bổ sung magne nên ăn thực phẩm nào?

Theo bác sĩ Astha Dayal, việc cung cấp đủ magne từ chế độ ăn uống là rất quan trọng. Ăn thực phẩm giàu magne có thể giúp bạn đạt được nhu cầu magne hàng ngày, gồm: Các loại rau lá xanh (như cải xoăn, rau chân vịt), các loại hạt (như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí), ngũ cốc nguyên hạt, cá, các sản phẩm sữa.

Những cách khác để giảm đau bụng kinh

Để giảm đau bụng kinh hiệu quả, bạn nên kết hợp các biện pháp khác như:

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cân bằng lượng các hormone và giảm các triệu chứng PMS.

- Giảm đường, muối và caffeine.

- Uống đủ nước để giữ nước trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

- Uống trà có thành phần như hoa cúc hoặc gừng.

- Tập yoga, thiền và hít thở sâu để giảm bớt căng thẳng.

- Chườm ấm giảm đau bụng kinh.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết