Vì sao thấy đau bụng khi nằm?

Đau bụng khi nằm, có nguy cơ bị viêm tuỵ

Sỏi túi mật 8,5mm: Làm thế nào để giảm đau bụng, khó tiêu?

Podcast: Trẻ đau bụng từng cơn, cảnh giác với bệnh lồng ruột cấp

Thận trọng với dấu hiệu đau bụng bên phải

Bị đau bụng kinh nên làm gì để cải thiện?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Nằm sau khi ăn một bữa lớn dễ khiến tình trạng trào ngược acid dạ dày nặng thêm. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá Babak Firoozi, thành viên của Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ (American Gastroenterological Association - AGA) cho biết, khi nằm xuống, khả năng các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ tăng lên do trọng lực giảm.

Theo Cleveland Clinic (Mỹ), bạn có thể nhận thấy cảm giác nóng rát ở dạ dày, ngực hay cổ họng, hoặc thức ăn/chất lỏng có vị chua trào ngược lên cổ họng. Theo thời gian, GERD cũng có thể gây đau họng, ho mạn tính hoặc cảm giác như có khối u trong cổ họng.

Bạn có thể giảm nguy cơ trào ngược khi nằm bằng cách ăn tối sớm hơn. Theo BS Firoozi, nên cố gắng ăn bữa cuối trong ngày ít nhất bốn giờ trước khi đi ngủ; Kê gối cao đầu, tránh các thực phẩm gây kích ứng như cà chua và các món cay; Dùng thuốc kháng acid không kê đơn cũng có thể hữu ích.

Đầy hơi chướng bụng

Cảm giác chướng bụng, đầy hơi có thể do bạn ăn nhiều chất xơ hơn bình thường, uống nước có gas, uống quá nhiều nước... Nằm xuống càng khiến tình trạng này khó chịu hơn. BS. Firoozi cho biết, nằm ngừa có thể không tiện để cơ bụng đẩy khí ra ngoài.

Lần tới khi bị đau bụng trong lúc nằm, bạn nên nằm sấp thay vì nằm ngửa để tạo thêm áp lực lên bụng, giúp tống khí ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, đưa đầu gối lên ngực cũng có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ bụng hơn.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già)

Người bị bệnh đường tiêu hóa khiến bụng dễ đầy hơi, như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD) như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, có thể thấy đau bụng hơn khi nằm. Ngoài đau bụng, người bị IBS thường có thêm các triệu chứng khác như tiêu chảy và táo bón; Trong khi các triệu chứng của IBD có thể nặng hơn như chuột rút, chán ăn, mệt mỏi, phân có máu hoặc giảm cân không mong muốn (các triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không chỉ khi bạn nằm).

Bệnh do IBS hoặc IBD cần được đến bệnh viện để thăm khám và kiểm soát bằng thuốc theo toa. Dùng thuốc theo đơn, một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống và thay đổi lối sống cũng giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

Cơ bụng bị kéo căng

Theo Cleveland Clinic, cơ ở thành bụng bị kéo căng do vặn mình đột ngột, bị ngã, nâng vật nặng hoặc thậm chí ho hoặc hắt hơi quá mạnh. Cơn đau thường tăng thêm khi bạn ho hoặc hoạt động mạnh. BS. Firoozi cho biết, đôi khi cơn đau cũng dễ nhận thấy hơn khi bạn ở một số tư thế nhất định, trong đó có tư thế nằm.

Đau bụng do cơ bụng bị kéo căng thường sẽ tự cải thiện khi bạn nghỉ ngơi. Theo Cleveland Clinic, bạn có thể đẩy nhanh quá trình này để giảm sự khó chịu bằng cách chườm đá lên vùng bị ảnh hưởng, dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc đeo đai hỗ trợ cơ bụng.

Viêm tuỵ

Viêm tụy hay tuyến tụy bị viêm thường xảy ra do sử dụng quá nhiều rượu hoặc sỏi mật. Bệnh có thể gây đau bụng dữ dội lan ra phía sau hoặc vùng ngực và có khả năng đau nhiều hơn khi bạn nằm. BS. Firoozi cho biết, "tuyến tụy nằm xa hơn một chút về phía sau bụng. Nếu bạn nằm, tuyến tụy bị viêm sẽ đè lên cột sống và gây đau.

Theo Johns Hopkins Medicine (Mỹ), các triệu chứng viêm tụy khác gồm buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, sốt, sưng hoặc đau ở vùng bụng trên, da hoặc mắt màu vàng. Bạn nên đi khám nếu nghi ngờ bị viêm tuỵ. Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và điều chỉnh trong chế độ ăn. Nếu đau khi nằm, bạn có thể giảm đau nhanh bằng cách ngồi dậy giúp giảm áp lực lên cột sống.

 
 
 
Nguyễn Thanh (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa