Làm thế nào để sống thọ?
Người Việt sống thọ thứ 56 thế giới
Cách nào để kéo dài tuổi thọ cho người Parkinson?
Bài kiểm tra đơn giản dự đoán tuổi thọ
Đặc điểm ngoại hình dự báo bạn sống thọ hay chết sớm
Theo một nghiên cứu được công bố hồi đầu tháng 10 trên Tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phân tích tỷ lệ tử vong của con người từ 40 quốc gia khác nhau. Các dữ liệu cho thấy, tuổi thọ của con người đang tăng lên một cách bền vững và nhanh chóng trong vòng 150 năm trở lại đây trên hầu hết các quốc gia. Điều này có được là nhờ nguồn thức ăn tốt, vệ sinh được cải thiện, nước uống sạch cũng như các chương trình tiêm chủng, kháng sinh, các tiến bộ công nghệ khác, các nỗ lực phòng ngừa những vấn đề về sức khỏe như dinh dưỡng tốt, tập thể dục và an toàn công cộng…
Kết quả là tuổi thọ của con người đã đạt tới 115 tuổi.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số trường hợp đặc biệt thọ trên 115 tuổi như: Cụ Nguyễn Thị Trù (Bình Thạnh, TP. HCM) hưởng thọ 123 tuổi và cụ Jeanne Calment (Pháp) hưởng thọ 122 tuổi. Ước tính, chỉ có 1/10.000 người có khả năng sống qua ngưỡng tuổi 125 cho nên 115 mới là độ tuổi giới hạn thực tế của đại đa số người.
Năm 2015, cụ Nguyễn Thị Trù được Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Record AsociationWRA) công nhận là cụ bà cao tuổi nhất thế giới ở tuổi 123 (cụ qua đời tháng 7/2015)
Theo GS. Jan Vijg - Chủ tịch Khoa Di truyền, Học viên Y học Albert Einstein cho biết, cơ hội tìm thấy người sống cực thọ là vô cùng thấp, nhưng số người hưởng thọ 115 tuổi là rất nhiều và sẽ còn nhiều hơn nữa. Dường như việc sống cực thọ, đạt tới 115 tuổi, một phần nào đó nằm trong mã gene của mỗi người. Nhưng đương nhiên là người đó phải có lối sống lành mạnh, chế độ khoa học, thể thao thường xuyên, không nghiện ngập… và gặp nhiều may mắn.
Nhiều nhà khoa học hy vọng rằng, sẽ có những đột phá y học có thể chỉnh sửa bộ gene của loài người nhằm đảm bảo con người tránh được một số loại bệnh cũng như tìm ra các loại thuốc mới để chống lão hóa thành công.
Tuy nhiên, thậm chí với những tiến bộ kể trên, GS. Vijg cho rằng con người khó có thể sống qua độ tuổi 115 hay vượt qua được kỷ lục của 2 cụ bà nói trên kể cả khi có nhiều tiến bộ y học. Bởi lẽ, sự khác biệt trong bộ gene sẽ quyết định bạn sống được bao nhiêu tuổi, cùng với các yếu tố môi trường và thói quen sống tạo nên hàng ngàn thậm chí cả chục ngàn khác biệt mà sẽ là bất khả thi trong việc tạo ra một loại thuốc hay một thiết bị nào đó có thể đáp ứng được điều đó.
Tán thành ý kiến trên, TS. Leonard Guarente - Giám đốc Trung tâm Glenn Paul F. Nghiên cứu Khoa học về Lão hóa thuộc Viện Công nghệ (MIT) Massachusetts (Mỹ) cho hay: “Nếu bạn thừa hưởng một bộ gene hoàn hảo, bạn sẽ có thể sống tới 115 tuổi. Nhưng hầu hết không ai có bộ gene hoàn hảo cả”.
Điều đó có nghĩa là, bộ gene không hẳn là cuốn sổ “thiên tào” và định sẵn số tuổi thọ của mỗi người mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là môi trường và lối sống. Hiển nhiên, “sinh, lão, bệnh,tử” là điều không ai có thể tránh khỏi. Lão hóa phần lớn là do tích tụ của sự hỏng hóc trong hệ thống, DNA và protein bị hư hại khiến hệ thống của cơ thế hoạt động sai lệch ngày càng nhiều, khiến con người suy giảm chức năng và mắc bệnh.
Theo TS. Guarente, ngay cả khi bạn tối ưu hóa tất cả các yếu tố như vệ sinh và tiêm đủ các loại vaccine phòng bệnh thì cuối cùng các tế bào của bạn cũng sẽ chịu thiệt hại và mất tính toàn vẹn. Để giúp giữ cho các tế bào khỏe mạnh trong quá trình lão hóa, một công ty đã cho ra mắt thực phẩm chức năng mang tên gọi Basic. Sản phẩm này chứa hai hợp chất: Vitamin tự nhiên gọi là NR (nicotinamide riboside) - một tiền chất của NAD+, giúp các tế bào sản xuất năng lượng, thúc đẩy việc sửa chữa DNA, giúp cai nghiện, giảm lượng đường trong máu, chữa đái tháo đường, ngăn ngừa béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác; Hợp phần thứ hai được gọi là pterostilbene có vai trò tương tự như NR.
Bình luận của bạn