Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức Khỏe+.
Bộ Y tế tổng kết hoạt động y tế tháng 12/2023
Bộ Y tế: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính
Giải pháp của Bộ Y tế để giải quyết tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng
Nhiều nước gia tăng bệnh đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo phòng dịch
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, khu vực miền Bắc đang vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm.
Các bệnh đang lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
Đặc biệt, thời gian tới là dịp Tết 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường, chính là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Để chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông Xuân năm 2023-2024, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; bảo đảm kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống dịch bệnh.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các địa phương và các đơn vị y tế trên địa bàn phải thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus.
Ngoài ra, các địa phương có cửa khẩu phải giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.
Đồng thời, tất cả sở y tế cần duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Với bệnh sốt xuất huyết, các địa phương phải thường xuyên tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng, với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/ bọ gậy”.
Địa phương tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, giường bệnh, nhân lực. Mỗi cơ sở luôn sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ.
Các trường học cần đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục. Kinh phí chống dịch được đảm bảo từ nguồn tài chính địa phương, theo đề xuất của ngành y tế tại địa phương đó.
Bình luận của bạn