19 sản phẩm tiêu biểu của ngành y tế TP.HCM năm 2023

Người bệnh được thực hiện thay van động mạch phổi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Y tế tuần: 490.600 liều vaccine "5 trong 1" đã về Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng

Bộ Y tế tổng kết hoạt động y tế tháng 12/2023

Chuyên gia y tế kiến nghị cấm sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử

Sau hơn 4 tháng triển khai, Chương trình bình chọn Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam lần thứ 4, năm 2023 do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) phối hợp Sở Y tế TP.HCM tổ chức đã nhận được 83 đề tài đăng ký tham dự đến từ 42 đơn vị y tế trên địa bàn. Ngoài ra, còn có các sản phẩm đến từ tỉnh Long An và Hậu Giang.

Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam lần thứ 4 có chủ đề “Phát triển Y tế chuyên sâu”. Các sản phẩm đăng ký tham gia bình chọn phải là sản phẩm đã hoàn thành và đang được triển khai vào thực tế của công tác khám, chữa bệnh tại đơn vị. Các sản phẩm có tính khoa học, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực và có thể nhân rộng, đồng thời, chưa từng đạt các giải thưởng tương đương hoặt giải thưởng cấp quốc gia.

Sở Y tế thông tin, sau khi đánh giá, thảo luận và thống nhất, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP.HCM đã chính thức chọn ra 19 sản phẩm tiêu biểu nhất để giới thiệu rộng rãi đến người dân và bạn nghe đài bình chọn xếp hạng.

1. Âm ngữ trị liệu - Phục hồi giao tiếp nhằm đem lại ý nghĩa cuộc sống cho người sau đột quỵ (Bệnh viện An Bình).

2. Bảo tồn thành công tử cung bị thai bám sẹo mổ lấy thai bằng kỹ thuật nội soi ổ bụng (Bênh viện Từ Dũ).

3. Bước đầu ứng dụng công nghệ in 3D trong chế tạo dụng cụ chỉnh hình cho trẻ em (Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp).

4. Can thiệp dị dạng mạch máu bằng phương pháp tiêm cồn (Bệnh viện Nhân dân Gia Định).

5. Can thiệp điện sinh lý tim - bước đột phá trong điều trị và phòng ngừa đột tử do rối loạn nhịp tim ở trẻ em (Bệnh viện Nhi đồng 1).

6. Can thiệp thay van động mạch phổi qua da trên người bệnh hở van động mạch phổi nặng sau phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM).

7. Chặng đường 30 năm để giảm tỷ lệ tử vong bệnh uốn ván tại các cơ sở y tế (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới).

Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức đã vận dụng kết hợp kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ cho bệnh đơn gene (PGT-M) để lựa chọn phôi không mang kiểu gene gây bệnh, từ đó ra nhiều hy vọng sinh ra những em bé khỏe mạnh.

Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức đã vận dụng kết hợp kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ cho bệnh đơn gene (PGT-M) để lựa chọn phôi không mang kiểu gene gây bệnh, từ đó ra nhiều hy vọng sinh ra những em bé khỏe mạnh.

8. Chọn lọc phôi không mang gene bệnh bằng kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-M) mang nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng thụ tinh ống nghiệm (Bệnh viện Mỹ Đức).

9. Giảm nguy cơ đặt nội khí quản và chi phí điều trị ở trẻ sinh rất non với phác đồ giờ vàng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM (Bệnh viện Tâm Anh).

10. Hút chân không dưới siêu âm sang thương vú: Giải pháp hiệu quả, an toàn và thẩm mỹ (Bệnh viện Hùng Vương).

11. Phát triển Trung tâm ghép tạng trẻ em (Bệnh viện Nhi đồng 2).

12. Phẫu thuật bảo tồn sinh sản trong ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Ung Bướu (Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM).

13. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành ít xâm lấn (Viện Tim TP.HCM).

14. Phổ biến điều trị bàn chân khoèo bằng phương pháp Ponseti (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình).

Điều trị trong tử cung (EXIT) là “công trình” phối hợp giữa Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2019. Đây là phương pháp tiến hành cùng với mổ lấy thai nhằm kiểm soát đường thở ở thai nhi có bướu khổng lồ vùng cổ, nguy cơ tử vong do tắc đường thở ngay sau sinh. Đã có 6 trẻ được cứu sống nhờ thực hiện EXIT tại bệnh viện Từ Dũ, sau đó bệnh nhi được chuyển đến Khoa Hồi sức sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 để được tiến hành phẫu thuật tiếp theo. EXIT an toàn cho thai nhờ bảo toàn tuần hoàn tử cung - nhau và an toàn cho mẹ do thời gian ngắn dưới 5 phút.

Điều trị trong tử cung (EXIT) là “công trình” phối hợp giữa Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2019. Đây là phương pháp tiến hành cùng với mổ lấy thai nhằm kiểm soát đường thở ở thai nhi có bướu khổng lồ vùng cổ, nguy cơ tử vong do tắc đường thở ngay sau sinh. Đã có 6 trẻ được cứu sống nhờ thực hiện EXIT tại bệnh viện Từ Dũ, sau đó bệnh nhi được chuyển đến Khoa Hồi sức sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 để được tiến hành phẫu thuật tiếp theo. EXIT an toàn cho thai nhờ bảo toàn tuần hoàn tử cung - nhau và an toàn cho mẹ do thời gian ngắn dưới 5 phút.

15. Phối hợp Sản - Nhi can thiệp ngoài tử cung lúc sinh cứu sống trẻ sơ sinh khi chưa rời khỏi bụng mẹ (Bệnh viện Từ Dũ – Bệnh viện Nhi đồng 1).

16. Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh - Hành trình tìm lại sự sống (Bệnh viện Nhi đồng 1).

17. Trung tâm sinh lý thần kinh lâm sàng: Mô hình chăm sóc mới cho người Việt, từ đột quỵ đến trầm cảm - những căn bệnh của thời đại (Bệnh viện Quân Y 175).

18. Phẫu thuật điều trị bệnh lý xốp xơ tai (Bệnh viện Tai Mũi Họng).

19. Ứng dụng phương pháp phẫu thuật mở góc tiền phòng kết hợp rửa góc tiền phòng trong điều trị Glocom thứ phát do Corticoid (Bệnh viện Mắt).

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn