Bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết ở Ấn Độ - Ảnh: Livemint.
Hà Nội đã qua đỉnh dịch sốt xuất huyết, nhưng số ca mắc vẫn cao
Dịch sốt xuất huyết lây lan mạnh ở Nam Á và Đông Nam Á
Nguyên nhân bùng phát dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất ở Bangladesh
Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, lây lan mạnh ở nhiều nước
Theo UN News, cảnh báo được đưa ra tại cuộc họp hàng tuần của Liên Hợp Quốc ở Geneve (Thụy Sĩ), WHO báo cáo có hơn 5 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết và 5.000 ca tử vong vì căn bệnh này trên toàn thế giới trong năm nay.
TS. Diana Rojas Alvarez, chuyên gia hàng đầu về arbovirus (các virus lây truyền qua động vật chân đốt) của WHO cho biết, mối đe dọa này đòi hỏi “sự quan tâm và phản ứng tối đa từ mọi cấp độ” của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc để hỗ trợ các nước kiểm soát các đợt bùng phát sốt xuất huyết hiện nay và chuẩn bị cho mùa sốt xuất huyết tiếp theo.
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus phổ biến nhất lây truyền sang người do muỗi nhiễm bệnh đốt. Nó chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực thành thị trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Sự gia tăng bất thường số ca mắc bệnh sốt xuất huyết được báo cáo ở nhiều quốc gia trong năm nay được giải thích là do muỗi nhiễm bệnh hiện phát triển mạnh ở nhiều quốc gia hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu liên quan đến lượng khí thải tăng cao.
Bên cạnh đó, TS. Alvarez cũng chia sẻ rằng, biến đổi khí hậu, dẫn đến môi trường nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của muỗi - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.
WHO cũng cảnh báo, mặc dù hơn 4 tỷ người trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nhưng hầu hết những người mắc bệnh đều không có triệu chứng và thường hồi phục trong vòng một đến hai tuần.
Theo WHO, các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết nặng có biểu hiện sốc, chảy máu nhiều hoặc suy nội tạng nghiêm trọng. Đáng nói, những triệu chứng nguy hiểm này thường bắt đầu “sau khi hết sốt”, khiến những người chăm sóc và chuyên gia y tế không hề hay biết. Các dấu hiệu cảnh báo cần chú ý bao gồm: đau bụng dữ dội, nôn mửa dai dẳng, chảy máu nướu răng, hôn mê, bồn chồn và gan to.
Vì hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho căn bệnh này nên việc phát hiện sớm và tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp là rất quan trọng để giảm khả năng tử vong do sốt xuất huyết nặng.
Bà Alvarez nhấn mạnh rằng, sự phân bố của muỗi đã thay đổi trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2023, hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu đã khiến số ca mắc được ghi nhận ngày càng tăng ở các quốc gia trước đây không có sốt xuất huyết như Pháp, Italia và Tây Ban Nha.
"Điều đáng lo ngại là dịch sốt xuất huyết còn đang xảy ra ở các quốc gia mong manh và bị ảnh hưởng bởi xung đột ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải như: Afghanistan, Pakistan, Sudan, Somalia và Yemen" - Bà Alvarez cảnh báo thêm.
Vào tháng 11, nhiều chuyên gia cảnh báo nắng nóng cực đoan và mưa bất thường do tác động của biến đổi khí hậu đang làm gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết tại nhiều khu vực ở Châu Á.
Cụ thể, Bangladesh ghi nhận số ca tử vong lên tới trên 1.000 người, trong khi Đài Loan chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh quy mô lớn kể từ năm 2015. Dù trước đây, sốt xuất huyết thường chỉ xuất hiện ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng gần đây, nhiều quốc gia khác như Nhật Bản cũng đã báo cáo các trường hợp mắc bệnh này.
Bình luận của bạn